(ANTV) - Tái chế rác thực phẩm là việc đang được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện để bảo vệ môi trường. Ở Thụy Điển, việc này thậm chí còn được luật hóa. Quy định trên có hiệu lực vào đầu năm nay. Đến thời điểm này, việc tái chế rác thực phẩm đã thu được nhiều kết quả khả quan với khẩu hiệu "Rác thực phẩm để tái chế chứ không phải vứt đi".
Trong căn bếp nhỏ ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển, anh Fabian Säll đạng nạo vỏ khoai tây. Thay vì vứt vỏ khoai tây vào chung với những loại rác thải khác, anh để riêng ra để mang đi tái chế. Anh Fabian chỉ là một trong số nhiều người dân Thụy Điển đang làm theo khẩu hiệu "Rác thực phẩm để tái chế chứ không phải vứt đi".
Anh FABIAN SALL, Người dân ở Stockholm, Thụy Điển chia sẻ: "Tôi nghĩ luật tái chế rác thực phẩm là một điều tốt. Như vậy, mọi người sẽ suy nghĩ thêm về thực phẩm mà mình lãng phí và có trách nhiệm hơn với thực phẩm mà mình vứt đi".
Không phải trước khi luật tái chế rác thực phẩm chính thức được áp dụng người dân Thụy Điển mới có thói quen này, nhưng nhờ có luật, việc tái chế rác thực phẩm càng được lan tỏa rộng khắp hơn trong cộng đồng.
Bà STINA HEDSTROM, Điều phối viên Công ty dịch vụ rác thải Vatten Och Avfall cho biết: “Từ đầu tháng Một năm nay, việc phân loại rác thải trở thành bắt buộc trên toàn đất nước. Một số vùng tại Thụy Điển đã làm điều này hàng thập kỷ nhưng giờ nó cũng được triển khai ở Stockholm. Mặc dù chúng ta chưa đạt được mục tiêu đề ra nhưng chúng ta đang tiến gần mục tiêu đó.”
Theo luật mới của Thụy Điển, rác thực phẩm phải được phân loại riêng để mang đi tái chế. Việc này áp dụng với cả hộ gia đình và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Sau một thời gian áp dụng, luật này đã cho thấy kết quả tích cực. Biokraft - một trong 2 công ty chịu trách nhiệm tái chế rác thải thực phẩm tại khu vực Stockholm - cho biết rác thực phẩm đã được thu gom tập trung hơn. Rác này sẽ được xử lý thành phân bón, khí sinh học và cả nhiên liệu sinh học hóa lỏng. Phân bón sau đó sẽ đến tay nông dân, khí sinh học có thể sử dụng tại các trạm xe buýt, trong khi nhiên liệu sinh học hóa lỏng có thể được bán ra nước ngoài.
Anh OERJAN BOHINEN, Kỹ sư Biokraft cho biết: “Chúng tôi sử dụng một số vi khuẩn để phân hủy rác và từ đó sản sinh ra khí sinh học. Nhiên liệu sinh học, một số được đưa đến trạm xăng nhỏ của chúng tôi ngay phía sau tôi đây, nơi tất cả các xe tải cung cấp cho chúng tôi chất thải thực phẩm mỗi ngày đến và tiếp nhiên liệu. Và rất nhiều khí nén khác được gửi đến các trạm xăng tại địa phương trong khu vực Stockholm.”
Bà STINA HEDSTROM, Điều phối viên Công ty dịch vụ rác thải Vatten Och Avfall cho biết: "Rác thực phẩm khi được tái chế sẽ có vòng đời mới. Nó có thể là khí sinh học và phân bón sinh học. Những sản phẩm này sẽ giúp chúng ta giảm lượng khí thải CO2 và các khí nhà kính khác. Chúng ta cũng có thể tránh lạm dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn.
Trung bình mỗi người Thụy Điển thải ra khoảng 120 kg chất thải thực phẩm hàng năm. Dù tái chế là tốt nhưng tránh lãng phí vẫn được khuyến khích hơn. Thụy Điển đặt mục tiêu đến năm 2025, lượng thức ăn thừa bình quân theo đầu người sẽ giảm 20%. Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu giảm một nửa lượng rác thực phẩm bình quân đầu người vào năm 2030.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố 20 đối tượng liên quan đến vụ án do biển động không đi biển, thanh niên làng chài tụ tập quậy phá, mang hung khí chém người.
(ANTV) - Lừa đảo qua mạng đang gia tăng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó lường. Đáng lo ngại, sinh viên – nhóm người trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống và hiểu biết pháp lý, lại đang trở thành "mục tiêu" bị các đối tượng lợi dụng, lôi kéo tham gia vào những hoạt động phi pháp như lừa đảo, rửa tiền. Không chỉ dừng lại ở vai trò nạn nhân, nhiều bạn trẻ còn vô tình tiếp tay cho tội phạm, đối mặt nguy cơ bị khởi tố, xử lý hình sự.
(ANTV) - Trong những năm gần đây, thị trường tài sản mã hóa (crypto) đã bùng nổ tại Việt Nam, thu hút một lượng lớn nhà đầu tư, đặc biệt là giới trẻ. Với tiềm năng lợi nhuận cao và tốc độ tăng trưởng ấn tượng của các đồng tiền như Bitcoin, Ethereum, hay các mô hình tài chính phi tập trung (DeFi), không ít người đã kỳ vọng đây sẽ là cơ hội đổi đời. Thị trường tài sản mã hóa mang đến cơ hội, nhưng cũng đầy rẫy cạm bẫy. Trong bối cảnh các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, các nhà đầu tư cần học cách nhận diện, phòng tránh các mô hình lừa đảo để tự bảo vệ mình.
(ANTV) - Khởi tố cặp vợ chồng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 27 tỷ đồng; Bắt nhóm đối tượng giữ người trái pháp luật; Truy bắt thành công đối tượng cướp tài sản; Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cố ý gây thương tích người khác; Lái xe phạm luật, còn tấn công người dùng điện thoại ghi hình - là những tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua.
(ANTV) - Ngành du lịch Greenland đang kỳ vọng vào sự bùng nổ trong năm nay sau khi chuyến bay thẳng đầu tiên từ thủ đô Nuuk đến Mỹ được mở ra. Hòn đảo Bắc Cực này hiện cung cấp nhiều dịch vụ cho khách du lịch, từ ngắm chim, ngắm cá voi cho đến các chuyến du thuyền có hướng dẫn viên du lịch. Không chỉ các nhà chức trách mà người dân địa phương cũng kỳ vọng việc phát triển du lịch sẽ mang đến nhiều tiềm năng kinh tế, giúp cải thiện cuộc sống của người dân.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, người dân có thể vào ứng dụng VNeID để xem chi tiết về địa chỉ, quê quán sau khi sáp nhập. Trên mạng xã hội, nhiều tài khoản đã chia sẻ thông tin chụp lại căn cước đã được cập nhật theo tiêu chuẩn mới và tên địa phương mới sau quá trình sáp nhập tỉnh như một cách “bắt trend” và thể hiện sự hào hứng.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức bước vào thế giới kinh doanh mùi hương khi ra mắt dòng nước hoa mang tên ông, với mức giá hàng trăm USD cho một chai 98ml.
(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản cho biết, do thời tiết nắng nóng phức tạp, từ tháng 7, lực lượng cảnh sát hoặc nhân viên chuyên trách bảo vệ những nhân vật quan trọng sẽ được phép mặc trang phục thoáng như áo ngắn tay, thay vì phải mặc vest.
(ANTV) - Ông Daniel Gutierrez, thị trưởng thị trấn San Pedro Huamelula vừa tổ chức lễ cưới với con cá sấu được coi là hóa thân của công chúa, trong nghi lễ cầu may của thị trấn này.
(ANTV) - Nhắc đến cụm từ “Dự án chậm tiến độ” thì ngay tại TP Hà Nội có không ít những công trình giao thông đang trong tình cảnh “Xây mãi không xong”. Những tuyến đường chậm ở mức độ và thời gian khác nhau. Chậm 5 năm, 10 năm và thậm chí là gần 2 thập kỷ. Mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thì chưa thể đánh giá cụ thể. Thế nhưng, nó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, đặc biệt là vấn đề đi lại.