Thứ Tư, 02/04/2025 02:51 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa thể thao

Tống Phước Bảo: "Hiên chờ" là lần đầu tiên tôi viết một cách trực diện về hình tượng người chiến sỹ Công an

Lê Dung

Phóng viên: Trước tiên xin được chúc mừng nhà văn Tống Phước Bảo với giải thưởng lớn ở thể loại truyện ngắn cuộc thi “Cây bút vàng” lần thứ 4. Anh có thể chia sẻ một chút về tác phẩm “Hiên chờ” của mình?

Tống Phước Bảo: Đây lần đầu tiên em viết tác phẩm về đề tài công an và lần đầu tiên thấy những suy nghĩ, trăn trở của mình sâu hơn về hình tượng người công an trong thời nay. Đó cũng là điều em muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình, tức là chúng ta hãy nhìn qua nhiều lăng kính về hình ảnh của người chiến sĩ công an. Cái lăng kính mà có thể chúng ta bỏ sót là khía cạnh cuộc đời, sự giản dị, bình dị, mộc mạc, toát lên cái yêu thương của người chiến sĩ công an. Và qua tác phẩm em muốn truyền đi thông điệp là chúng ta dù ở vị trí nào, dù người dân hay người chiến sĩ công an thì sự yêu thương nó cũng luôn ngời sáng trong mọi tình huống.

Phóng viên: Ở "Hiên chờ", Tống Phước Bảo đã đặt nhân vật của mình-hình tượng người chiến sĩ công an trong bối cảnh như thế nào?

Tống Phước Bảo: Đó là một chiến sĩ công an trẻ và khi học thực thi nhiệm vụ của mình thì họ phải đối diện với nhiều tình huống phát sinh mà có thể họ phải đứng giữa ngã 3 khi lựa chọn giữa tha hay phạt, làm sao cân được giữa tình và lý, làm sao đảm bảo thực thi nhiệm vụ mà vẫn mang đến cho người dân cuộc sống yên bình và tràn ngập niềm tin vào sự yêu thương giữa con người với con người.

Phóng viên: Anh là tác giả của nhiều tập truyện ăn khách, được người trẻ yêu thích như: Cả một trời thương, Mình gọi nhau là cưng, Les từng centimet, Đừng vội ghét khi chưa kịp thương, Sài Gòn còn thương thì về... Điều gì ở cuộc thi Cây bút vàng đã khiến Bảo quan tâm và cho ra mắt độc giả “ Hiên chờ”?

Tống Phước Bảo: Thực ra em đến với cuộc thi này là một cái duyên khi được bạn bè giới thiệu và cũng được ban tổ chức động viên. Em chưa bao giờ viết đề tài này nên rất lo lắng bởi mình không có vốn kiến thức, chưa từng đụng chạm vào đề tài công an nên viết làm sao cho tròn, viết làm sao cho nó cảm xúc, để mang tới cho Ban tổ chức 1 câu chuyện thật hay. Qua đó em nghĩ mình đã chạm được vào đề tài. Đây là cơ hội để mở rộng mình ra hơn nữa, đa dạng hơn nữa đề tài, câu chuyện mà mình mang tới cho mọi người. Lúc đó, tôi nghĩ thôi thì cứ liều một lần. Sau khi nhận được thông báo từ ban tổ chức tôi cảm thấy đó là cái duyên để sau này mình chú tâm hơn về đề tài này. Quan trọng là mình chọn góc nhìn, lát cắt và mình chọn câu chuyện nhân văn, điểm sáng về hình tượng người chiến sĩ công an thời hiện đại bây giờ

Tống Phước Bảo nhận giải Nhì thể loại truyện ngắn với tác phẩm "Hiên chờ"

Phóng viên: Đang quen viết những đề tài trẻ trung, khi viết Hiên chờ, Bảo có gặp khó khăn gì không và quá trình viết có mất nhiều thời gian không?

Tống Phước Bảo: Khi viết "Hiên chờ" thì thực sự mình có gặp khó khăn bởi quen với lối viết chậm và viết kỹ. Khi mình tìm chất liệu, câu chuyện, vấn đề, và khi mình muốn đề cập đến một giai đoạn này thì mình phải tìm hiểu thậm chí đi hỏi những người bạn làm công an để họ cho mình những câu chuyện thực tế rồi nghiệp vụ người công an phải như thế nào? MÌnh cũng lắng nghe những câu chuyện của thế hệ đi trước, cha mình, anh mình để mình có chất liệu và khi bắt tay viết thì 1 tháng là xong

Phóng viên: Trước Hiên chờ, Bảo từng có nhiều tác phẩm đăng trên tạp chí Văn Nghệ Công An. Có vẻ anh cũng có hứng thú với mảng đề tài vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống?

Tống Phước Bảo: Khi em viết trên tạp chí Văn nghệ công an thì chưa viết trực diện về người chiến sĩ công an giống như cây bút vàng. Em thường chỉ viết về đề tài xã hội, gia đình, chỉ có cây bút vàng là lần đầu tiên em viết trực diện về hình ảnh người chiến sĩ công an. Văn nghệ công an là tờ báo em rất yêu mến bởi em nhận được nhiều sự quan tâm, động viên, khích lệ từ Ban biên tập báo.

Phóng viên: Liệu sau Hiên chờ, độc giả yêu mến Tống Phước Bảo sẽ còn thấy những tác phẩm gì về đề tài An ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống?

Tống Phước Bảo: Thực ra sau khi em viết về đề tài công an thì em có suy nghĩ thế này. Có thể đây là đề tài mà ít người viết và mình có điều kiện để mình vẫy vùng ngòi bút. Hình ảnh người chiến sĩ công an trong thời điểm hiện tại gắn với nhiều sự kiện mang tính cốt lõi của cuộc sống ví như hình ảnh người công an trong dịch bệnh Covid 19, truy vết tội phạm, trong đời sống hàng ngày. Mình cố gắng tìm ra góc nhìn câu chuyện mà mang đến những điều mới mẻ để mình có cảm xúc viết.

Phóng viên: Xin cám ơn những câu chuyện, những chia sẻ mà Nhà văn Tống Phước Bảo đã mang đến cho chương trình hôm nay.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Giữ lửa hy vọng giữa những phận đời lầm lỡ

Giữ lửa hy vọng giữa những phận đời lầm lỡ

(ANTV) - Những người thầy trong Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, đóng trên địa bàn xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, vẫn ngày đêm lặng lẽ vượt lên mọi khó khăn, giúp bao mảnh đời lầm lỡ chót xà vào ma túy. Với họ, khi một học viên ra khỏi trung tâm, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội, đó chính là những bông hoa tri ân cho công việc thầm lặng của mình.

Đại úy Nguyễn Thế Anh- Niềm tự hào của những sỹ quan công an làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Đại úy Nguyễn Thế Anh- Niềm tự hào của những sỹ quan công an làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

(ANTV) - Ngày 19/6/2024, Đại úy Nguyễn Thế Anh cùng 2 thành viên thuộc tổ công tác số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNMISS ở Nam Sudan. Gần 6 tháng sau, ngày 5/12, Đại úy Thế Anh chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng nhóm của đơn vị Trung tâm Tác chiến khẩn cấp và Hỗ trợ cơ sở dữ liệu 112 tại Phái bộ UNMISS. Việc Thế Anh trúng tuyển vào vị trí Trưởng nhóm đã khẳng định năng lực vượt trội của các sĩ quan công an Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình, trong việc hỗ trợ Nam Sudan xây dựng một hệ thống ứng phó khẩn cấp đáng tin cậy. Từ Nam Sudan, Đại úy Nguyễn Thế Anh đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình trong những ngày đầu tiên của năm mới.

Thể thao CAND khẳng định vị thế và tầm vóc mới

Thể thao CAND khẳng định vị thế và tầm vóc mới

(ANTV) - Trong năm 2024, các hoạt động thể thao Công an nhân dân đã diễn ra sôi nổi, đặc sắc và ấn tượng, với nhiều sự kiện quan trọng, ý nghĩa, góp phần làm phong phú và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho lực lượng cán bộ, chiến sĩ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đạt được, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ Thượng tá Nguyễn Xuân Hải, Phó Trưởng phòng Phòng Thể dục Thể thao, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Công an nhân dân.

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

(ANTV) - Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, đây lại là địa bàn phức tạp về ma tuý với số người nghiện đông; một số thôn, xã từng tái diễn tình trạng trồng cây phuốc phiện và là nơi tập trung của đối tượng ma tuý. Trước thực trạng đó, Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đấu tranh mạnh với loại tội phạm này, góp phần chuyển hoá địa bàn.

Hoa đá

Hoa đá

(ANTV) - Trung tá - nhà văn Bùi Tuấn Minh hiện công tác tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1. Là cây viết thuộc lực lượng CAND nên tác phẩm của anh luôn thể hiện sự thấu hiểu sự hy sinh thầm lặng của đồng chí, đồng đội trên mặt trận phòng chống tội phạm. Câu chuyện truyền thanh " Hoa đá" do Thành Lê chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Bùi Tuấn Minh thể hiện rõ điều này. " Hoa đá" là 1 trong 17 truyện ngắn thuộc tập truyện " Đỉnh Kinh" của Bùi Tuấn Minh do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành cuối năm 2024.

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN  ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

(ANTV) - Sáng ngày 6/2/2023; một trận động đất có độ lớn 7,8 richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng bao gồm cả Syria. Đây là thảm họa khủng khiếp nhất trong vòng gần một thế kỷ qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Trước sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất, ngày 9/2, Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn công tác gồm 24 thành viên là những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tinh nhuệ nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân và hỗ trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam cử Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ quốc tế tại một khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.

Xem thêm