(ANTV) - Mới đây, thanh tra Chính phủ đã chính thức công khai hàng loạt sai phạm xảy ra tại dự án xe buýt nhanh BRT Hà Nội.
Cụ thể, kết luận khẳng định, dự án được đầu tư rất lớn nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, chưa đạt mục tiêu đề ra để hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và từng bước nâng cao chất lượng môi trường của thành phố. Đây là hệ quả tất yếu được dự báo ngay từ đầu, từ khi ý tưởng thực hiện dự án đã bộc lộ nhiều bất cập, nhưng vẫn duy trì khai thác, để lại nhiều hệ luỵ cho xã hội.
Rõ ràng, đây là bài học để trong tương lai, nếu triển khai dự án nào đó cần gắn chặt hiệu quả và trách nhiệm. Bởi, một dự án đầu tư có thể nhiều tiền hoặc ít tiền, nhưng tác động xã hội tích cực hay tiêu cực thì không thể một sớm một chiều có thể giải quyết được.
Ra mắt thì hoành tráng, được tung hô sẽ tạo bước đột phá cho loại hình vận tải hành khách công cộng song đổi lại là hai chữ thất vọng. Điều này thể hiện rõ việc ném tiền qua cửa sổ để đầu tư dự án chạy trên làn đường độc quyền, nhưng năng lực lưu thông chỉ bằng xe buýt thường, thậm chí là kém hơn. 5 năm hoạt động, tai tiếng của BRT không chỉ là hàng loạt những bất cập, mà còn đến từ những sai phạm, gây thất thoát ngân sách 43,5 tỷ đồng. Vậy, liệu đã đến lúc BRT nên dừng lại?
Rõ ràng, đứa con BRT không có lỗi, dự án đáng lẽ ra phải được đầu tư từ hàng chục năm trước. Nếu được triển khai sớm thì BRT sẽ trở thành huyết mạch và giúp định hình không gian đô thị song, mãi đến năm 2017, BRT mới ra mắt, và lúc này mật độ đô thị, nhu cầu đi lại dọc hành lang tuyến đã gia tăng chóng mặt. Và cứ thế, BRT lại loay hoay, chậm chạp bò theo, đang từ thế chủ động biến thành bị động, bị động từ nguồn vốn, phụ thuộc mô hình lập dự án.
Việc đầu tư muộn đã đánh mất cơ hội thu hút nguồn lực xã hội. Vì khi đưa một tuyến giao thông mới vào vận hành trong thành phố, sẽ hình thành một mạng lưới dịch vụ, mạng lưới khu đô thị. Và BRT sẽ có nhiều lợi thế và phát triển. Tuy nhiên, gần như là không có, mà cứ loay hoay, luẩn quẩn và kiên định với mục tiêu ban đầu khi hình thành BRT.
Hơn 50 triệu đô la, tương đương 1.160 tỷ đồng để đầu tư dự án, 2 tỷ đồng cho mỗi nhà chờ. Mỗi cầu vượt cho người đi bộ vào nhà chờ lên tới 5 tỷ đồng. Đầu tư thì lớn, nhưng sự xuất hiện của BRT theo kiểu cố đấm ăn xôi, đã phá vỡ tất cả. Từ bất cập dừng đón trả khách, đến việc chiếm 1/3 làn đường ưu tiên, đã khiến dự án không phát huy hiệu quả, gây cản trở giao thông.
Một tuyến đường hay một dự án, nó phải có sức sống 30, 40 năm, một dự án hiệu quả phải có sự kết tinh của trí tuệ, của các hệ thống chuyên môn khác nhau, và được nền kinh tế chấp nhận, cũng như sàng lọc để hoàn chỉnh trong quá trình thực hiện, khai thác. Suy cho cùng, BRT cũng là câu chuyện của quá khứ, nhưng bài học thì luôn tồn tại. Bài học đó cũng là cơ sở quan trọng để trong tương lai, nếu có đầu tư dự án nào đó, cần gắn chặt hiệu quả và trách nhiệm.
(ANTV) - Chiều 12/11, Đoàn công tác 435 của Chính phủ do Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Thường trực Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng để tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên địa bàn thành phố. Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, thành viên Đoàn công tác; các đồng chí Thường trực Thành ủy, Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng Bộ Công an.
(ANTV) - Tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố", các đơn vị thuộc Công an TPHCM vừa triệt phá 2 nhóm mua bán chất kịch độc xyanua, khởi tố, bắt tạm giam 13 đối tượng.
(ANTV) - Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ vùng đồng bào các tôn giáo thời gian qua luôn được Bộ Công an, và cấp ủy chính quyền địa phương, quan tâm, tập trung chỉ đạo, triển khai sâu rộng đến cơ sở. Từ phong trào đã có nhiều mô hình hay, sáng tạo, phù hợp với từng tôn giáo và từng địa phương, trở thành hoạt động tự giác của cán bộ, nhân dân, các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo. Từ đó góp phần xây dựng vững mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ vùng đồng bào các tôn giáo ngay từ cơ sở. Mô hình "Tổ tự quản về ANTT trong giáo họ Đồng Hẻo" tại địa bàn xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ngay sau đây là 1 điển hình.
(ANTV) - Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 12/11 đưa tin Triều Tiên đã phê chuẩn hiệp ước phòng thủ chung với Nga do các nhà lãnh đạo của hai nước ký vào tháng 6 năm nay. Trong đó, hiệp ước phòng thủ chung kêu gọi mỗi bên hỗ trợ bên kia trong trường hợp bị tấn công vũ trang
(ANTV) - Ngày 12/11, Quốc hội tiếp tục hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đăng đàn trả lời chất vấn về một số vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Tại phiên chất vấn, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã phát biểu giải trình làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu quan tâm.
(ANTV) - Trong phiên làm chiều 12/11, ngay sau khi 3 vị Bộ trưởng, trưởng ngành kết thúc phần chất vấn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo giải trình, làm rõ thêm các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
(ANTV) - Liên quan đến vụ án “Giết người” xảy ra trên địa bàn thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long vào đêm 8/5/2024, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Vĩnh Long đã tiếp tục khởi tố 5 bị can về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”.
(ANTV) - Ngày 12/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên toà phúc thẩm xét xử đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 bị cáo khác trong giai đoạn 1 vụ án Vạn Thịnh Phát.
(ANTV) - 11 đối tượng từ 16 đến 17 tuổi vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”.
(ANTV) - Ngày 12/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy: