Thứ Sáu, 16/05/2025 14:30 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Lại tái diễn đánh giá sai trái về tự do báo chí ở Việt Nam

(ANTV) - Trong các chiến lược chống phá Việt Nam hiện nay, xuyên tạc, bôi nhọ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những thủ đoạn mà các đối tượng thù địch trong và ngoài nước thường xuyên sử dụng. Họ luôn nhân danh các quyền này để cố tình đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch về tình hình tự do báo chí, hòng vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đều đưa ra cái gọi là “ Bảng xếp hạng thường niên về tự do báo chí”, phản ánh tình hình nhân quyền tại gần 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Với định kiến cố hữu, tổ chức này tiếp tục có những đánh giá thiếu khách quan, không có cơ sở, khi xét Việt Nam vào nhóm quốc gia có ít tự do báo chí. Những chiêu trò của RSF thực chất là nhằm bôi đen hiện thực về tình hình tự do báo chí để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, hạ thấp uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Vào ngày tự do báo chí thế giới (3/5/2024), tổ chức Phóng viên không biên giới RSF tiếp tục công bố cái gọi là báo cáo về “Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2024”. Theo bảng xếp hạng này, tự do báo chí Việt Nam ở vị trí 174/180 quốc gia và vùng lãnh thổ với các chỉ số rất thấp.

Không dừng lại ở đó, RSF còn vu cáo rằng “các phóng viên và blogger độc lập ở Việt Nam thường xuyên bị bỏ tù”.

Đồng thời, bênh vực, cổ súy cho một số hội nhóm, cá nhân lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá Việt Nam như nhóm Báo Sạch và Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Ngay sau khi bảng xếp hạng của RSF đưa ra, nhiều trang thông tin thiếu thiện chí với Việt Nam như RFA, VOA được dịp té nước theo mưa, xuyên tạc“Việt Nam trong nhóm 7 nước đội sổ về tự do báo chí”.

Hùa theo đó, không ít đối tượng, phần tử cơ hội chính trị xuyên tạc Đảng, Nhà nước Việt Nam quản báo chí theo chế độ “hà khắc” “bị kiểm duyệt”.

Thực tế, báo cáo về tự do báo chí của RSF vẫn chỉ là những quy kết vô căn cứ giống như nhiều năm trước.

Báo cáo này cũng từng bị nhiều học giả trên thế giới chỉ trích. Như Giáo sư Cherian George (Singapore) cho rằng bảng xếp hạng của RSF là “thiếu độ tin cậy”. Trong khi đó Giáo sư Salim Lamrani của Đại học La Réunion (Pháp) chỉ rõ “RSF không phải là một tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí”.

Tổ chức Phóng viên không biên giới là một tổ chức phi chính phủ, được thành lập tại Pháp, năm 1985.

Tổ chức này lấy Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền làm cơ sở để hành động.

Dù mang danh lên tiếng vì dân chủ, nhân quyền, thúc đẩy tự do của báo chí thế giới nhưng các hoạt động cho thấy điều ngược lại.

Không có một nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể nào về tình hình báo chí ở Việt Nam.

Cũng không sử dụng bất kì báo cáo nào của Chính phủ Việt Nam để đưa ra đánh giá.

Tất cả vẫn chỉ là những quy kết vô căn cứ, quy chụp, thiếu thực tế như nhiều năm trước.

Suy cho cùng RSF cũng chỉ là một quân cờ được các thế lực thù địch sử dụng trong chiến lược “diễn biến hòa bình” để gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Từ đó, hòng tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí phát triển.

Về phương diện pháp lý, Điều 25, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 hiến định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Luật Báo chí 2016 cũng quy định về việc không ai được xâm hại đến hoạt động tác nghiệp đúng pháp luật của nhà báo.

Hiện Việt Nam có hơn 800 cơ quan báo chí với đủ loại hình từ báo in, phát thanh, truyền hình, đến báo điện tử.

Khoảng 40 nghìn người đang công tác tại các cơ quan báo chí đang hàng ngày hàng giờ, truyền tải thông tin trong nước và quốc tế một cách khách quan, trung thực, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của người dân.

Bên cạnh đó, hơn 40 hãng truyền thông quốc tế có mặt ở Việt Nam, trong đó có nhiều hãng lớn như CNN, Reuter, AP, AFP đến được với công chúng Việt Nam mà không có bất kỳ rào cản công nghệ hay pháp lý nào.

Các nhà báo quốc tế được Chính phủ Việt Nam tạo thuận lợi để tác nghiệp.

Thực tiễn này là chứng cứ vững chắc, khẳng định quyền tự do báo chí ở Việt Nam.

Việc Tổ chức phóng viên không biên giới xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam với dụng ý xấu chính là đang đi ngược lại với tôn chỉ của người làm báo: Tôn trọng sự thật, không được phép xuyên tạc, bóp méo sự thật.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cứu sống 2 cậu, cháu bị đuối nước

Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cứu sống 2 cậu, cháu bị đuối nước

Xã hội 16/05/2025

(ANTV) - Ngay khi nhận được tin báo của người dân có 2 người đuối nước tại khu vực biển Liên Chiểu, Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Liên Chiểu thuộc Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng, Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng lập tức cử cán bộ, chiến sĩ phối hợp người dân ra cứu hộ, đưa người bị đuối nước lên bờ.

Pakistan - Ấn Độ nhất trí gia hạn ngừng bắn

Pakistan - Ấn Độ nhất trí gia hạn ngừng bắn

Thế giới 16/05/2025

(ANTV) - Quân đội Pakistan đã nhất trí gia hạn thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ đến ngày 18/5, đồng thời 2 bên cũng quyết định tiếp tục các biện pháp xây dựng lòng tin để giảm mức độ cảnh báo tại đường biên giới chung.

Hoà đàm Nga - Ukraine tại Istanbul bất ngờ thay đổi định dạng

Hoà đàm Nga - Ukraine tại Istanbul bất ngờ thay đổi định dạng

Thế giới 16/05/2025

(ANTV) - Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Cảnh báo cháy nổ do nguyên nhân chập cháy điện

Cảnh báo cháy nổ do nguyên nhân chập cháy điện

Xã hội 16/05/2025

(ANTV) - Theo thống kê, tỷ lệ cháy nổ do điện chiếm hơn 50% số lượng các vụ cháy nổ tại Việt Nam. Có thể thấy rằng đây là một con số đáng báo động vì thực tế phần lớn những vụ cháy nổ do điện chúng ta đều có thể phòng ngừa một cách hiệu quả. Hiện nay, chúng ta bước vào giai đoạn mùa hè nắng nóng. Nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình và cơ sở sản xuất sẽ tăng cao. Do đó nguy cơ cháy nổ do chập cháy điện cũng sẽ gia tăng.

5 bước góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013 qua VNeID

5 bước góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013 qua VNeID

Xã hội 16/05/2025

(ANTV) - Việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp đang diễn ra là một sự kiện chính trị sâu rộng của toàn xã hội, nhằm huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của toàn dân, bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Để góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013 qua VNeID, người dân có thể thực hiện các bước sau:

Xem thêm