Thứ Sáu, 20/09/2024 07:39 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Tự do giữa các tôn giáo tại Việt Nam

(ANTV) - Nước Việt Nam có truyền thống văn hoá lâu đời và là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có những tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội. Từ khi thành lập nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng và tôn giáo để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, phù hợp với yêu cầu đời sống tâm linh, tôn giáo của công dân, công ước và luật pháp quốc tế về quyền con người.

Việt Nam - Đất nước tôn trọng các quyền tự do tôn giáo

Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhiệm kỳ 2023-2025. Chính sự ghi nhận tích cực của cộng đồng quốc tế đối với nỗ lực nâng cao quyền con người và chất lượng sống của Việt Nam, là minh chứng rõ nhất về vai trò của Việt Nam đối với vấn đề Bảo đảm quyền con người trên phạm vi toàn cầu.

Trên bình diện quốc tế Việt Nam có những đóng góp tích cực vào của các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao.

Ở trong nước, theo thống kê điều tra dân số gần đây nhất, đến nay, Việt Nam có 38 tổ chức tôn giáo, trên 24 triệu tín đồ, 80 nghìn chức sắc và hơn 26 nghìn cơ sở thờ tự. Đông đảo người có đạo đã và đang tham gia các hoạt động chung của xã hội, đoàn kết xây dựng cuộc sống với phương châm “tốt đời, đẹp đạo”; nhiều chức sắc tôn giáo có uy tín đã được bầu vào Quốc hội, HĐND các cấp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam và được thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật, vì đây là một trong những quyền cơ bản của con người, được Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013 khẳng định trên nguyên tắc hiến định, sau đó đã được thể chế hóa trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, 2016.

Một số tổ chức tôn giáo nước ngoài đánh giá về tự do tôn giáo tại Việt Nam

Ở Việt Nam các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, mỗi cá nhân hoàn toàn tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào. Người có tín ngưỡng, tín đồ các tôn giáo được tự do bày tỏ đức tin tại gia đình, cơ sở thờ tự hoặc điểm nhóm đăng ký với chính quyền. Các tôn giáo chung sống hài hòa, đoàn kết, gắn bó đồng hành với dân tộc, không có xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo.

Tuy nhiên cũng như nhiều nước trên thế giới quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật điều đó hoàn toàn phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn của quốc tế.  

Sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, đã đi rất nhiều nước trên thế giới. Ông Larry Kent Hughes - Chủ tịch phái bộ truyền giáo Hà Nội Việt Nam Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô rất bất bình trước các lời nhận xét sai lệch về tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam.

Mục sư Lee Simon Ji-Gyun đại diện cho Cơ đốc giáo Hàn Quốc tại Việt Nam, ông có quốc tịch và sinh sống hơn 40 năm tại Hoa Kỳ cũng rất bất ngờ với những lời nhận xét thiếu thiện chí về tình hình tôn giáo tại Việt Nam.

Với anh Saleen Hammad, quốc tịch Palestine dù đã đi và sống ở rất nhiều nước trên thế giới, nhưng sau khi đến Việt Nam anh đã quyết định gắn bó lâu dài tại đây cũng bất bình với những phán xét phi lý về tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Không chỉ rất nhiều người nước ngoài đã lựa chọn Việt Nam là nơi sinh sống, làm việc và hành đạo. Họ còn tổ chức cả những buổi cầu nguyện cho đất nước và con người VN như một lời cảm ơn.

Việt Nam nguồn phước – là chủ đề của chương trình Bồi linh và cầu nguyện năm 2023 của hội Thánh Phúc âm Toàn vẹn với sự tham gia của 19 nước trên thế giới với hơn 500 tín đồ vừa được tổ chức tại Việt Nam.

Hơn 500 tín đồ tại 19 nước trên thế giới tại đây ngoài nguyện cầu cho đức tin của hộ, họ đều đều dành thêm lời nguyện cầu cho đất nước, con người Việt Nam.

Cảm nhận của hơn 500 tín đồ trên toàn thế giới tụ hội tại đây khác hoàn toàn với những đánh giá vô lý, thiếu khách quan của những tổ chức nào đó chưa hề đến Việt Nam và có lẽ những đánh giá đó đang trở lên vô nghĩa, lạc lõng trước lời ca chúc phước cho VN, bởi sự hạnh phúc đang thể hiện rõ trên gương mặt của mọi người tham dự chương trình tại đây.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm