(ANTV) - Từ những năm 60 của thế kỷ 20, vai trò của phụ nữ đã được đề cao và những vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em trong chiến tranh, xung đột đều trở thành những chủ đề thảo luận của LHQ và các diễn đàn quốc tế. Hiện nay, trong bối cảnh thế giới và khu vực đang đối mặt với những thách thức cả về an ninh truyền thống và phi truyền thống, là quốc gia có lịch sử hào hùng, có tình hình an ninh, chính trị ổn định và kinh tế phát triển tại khu vực ASEAN, Việt Nam luôn nỗ lực trao quyền cho phụ nữ, đảm bảo bình đẳng giới của Việt Nam tương ứng với nhu cầu và xu thế chung của thế giới.
Trong một môi trường bất ổn và những tình huống khủng hoảng, phụ nữ và trẻ em thường là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Nhưng chính phụ nữ và trẻ em cũng là những nhân tố tích cực trong ngăn ngừa, xử lý khủng hoảng và tham gia kiến tạo, gìn giữ hòa bình...Qua đó, vai trò của phụ nữ trong duy trì hòa bình và an ninh tại khu vực càng cần được thúc đẩy hơn nữa...Nỗ lực này được đánh dấu bằng việc Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết 1325 về phụ nữ, hòa bình và an ninh (WPS) vào năm 2000.
Vai trò của phụ nữ với hòa bình và an ninh không chỉ trong và ngay sau một cuộc chiến tranh, xung đột, mà còn trong các vấn đề vĩ mô và dài hạn, như bất bình đẳng, bất công bằng kinh tế những điều vốn chứa đựng nguy cơ trở thành ngòi nổ của chiến tranh, xung đột nếu không được xử lý thỏa đáng.
Bà Sima Sami Bahous, Giám đốc điều hành của UN Women cho biết: Phụ nữ phải là trung tâm của quá trình ra quyết định. Tại các quốc gia Afghanistan; Palestine, Gaza, Haiti, Myanmar, Sudan và nhiều nơi khác, phụ nữ phải gánh chịu gánh nặng lớn nhất của xung đột, di cư và mất mát. Tuy nhiên, khi phụ nữ tham gia vào bàn đàm phán, hòa bình sẽ rộng mở hơn, bao trùm hơn và bền vững hơn. Khi tiếng nói của phụ nữ được lắng nghe bình đẳng, xã hội sẽ phát triển. Chúng ta biết rằng khi phụ nữ lãnh đạo, nền kinh tế sẽ thịnh vượng. Chúng ta biết tất cả những điều này và bây giờ chúng ta phải hành động.
Là quốc gia trải qua những thăng trầm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, phụ nữ Việt Nam luôn trân trọng giá trị của hòa bình và có nhiều đóng góp tích cực cho mục tiêu hòa bình, an ninh của đất nước.
Bà RyceChanchai, Quản lý khu vực Chương trình về quản trị phụ nữ, hòa bình, an ninh tại ASEAN của LHQ bày tỏ: Theo hiểu biết của tôi, trong lịch sử lâu đời của Việt Nam, đã có rất nhiều người phụ nữ đã trở thành nhà lãnh đạo, đồng thời có nhiều phụ nữ khác đã tạo dấu ấn trong công cuộc ngăn ngừa và giải quyết xung đột, gây dựng hòa bình và phục hồi sau chiến tranh. Tôi cho rằng giai đoạn này cũng là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam thúc đẩy và ghi nhận vai trò quan trọng của phụ nữ xuyên suốt lịch sử, đặc biệt là trong bối cảnh hậu xung đột.
Theo Đại sứ Nguyễn Phương Nga, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng cả trong lịch sử cũng như trong hiện tại trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chúng ta cũng đã rất nỗ lực ngày càng nâng cao vai trò của phụ nữ trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước chúng ta đã có rất nhiều chính sách để có thể nâng cao quyền năng của phụ nữ, và tạo điều kiện cho phụ nữ có thể tham gia một cách đầy đủ nhất và tích cực nhất vào mọi lĩnh vực của đời sống, kể cả việc đưa ra quyết sách cả trong đời sống chính trị cũng như kinh tế của đất nước.
Không chỉ đóng góp cho sự phát triển, tiến bộ của đất nước, Việt Nam luôn quan tâm thúc đẩy vấn đề phụ nữ, hòa bình và an ninh tại các diễn đàn đa phương; đồng thời, có những đóng góp quan trọng trong khu vực và thế giới được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Cũng theo Đại sứ Nguyễn Phương Nga, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Phụ nữ Việt Nam rất tích cực tham gia vào giải quyết các vấn đề chung của khu vực, cho dù là các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội hay là các vấn đề về an ninh. Việt Nam cũng rất quan tâm chương trình nghị sự Phụ nữ hòa bình, an ninh của LHQ. Chúng t a cũng đã dề xuất Nghị quyết 1889 ngay từ khi Việt Nam lần đầu tiên tham gia HĐBA của LHQ. Chúng ta cũng đã tích cực ủng hộ và cùng tham gia xây dựng chương trình hành động của ASEAN để thực hiện chương trình nghị sự Phụ nữ hòa bình, an ninh của LHQ. Việc chúng ta cử những nữ sĩ quan, nữ quân nhân Việt Nam tham gia vào các phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ trên thế giới đã chứng tỏ 1 cam kết mạnh mẽ của phụ nữ Việt Nam đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh của khu vực và trên thế giới.
Đại úy Sa Minh Ngọc, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam cho biết: Việc Việt Nam tham gia vào gìn giữ hòa bình LHQ thể hiện rất rõ tinh thần trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế và bên cạnh đó phụ nữ Việt Nam tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ cũng có tỷ lệ rất cao. Chúng tôi luôn đảm bảo hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ. Bên cạnh những nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước, quân đội và LHQ giao cho tại địa bàn, chúng tôi đều rất tích cực và nỗ lực trong các hoạt động mà có thể hỗ trợ cho cộng đồng người dân nước sở tại và diều đó góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam cũng như hình ảnh của phụ nữ quân đội, phụ nữ Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Hòa bình, an ninh là nhu cầu, là khát vọng của phụ nữ, do đó, phụ nữ và trẻ em gái ở mọi thành phần, tầng lớp xã hội nên tham gia và định hình tất cả các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh, ngăn ngừa xung đột đến giải quyết xung đột, ngăn chặn bạo lực, trong đó có bạo lực tình dục và bạo lực trên cơ sở giới. Việt Nam luôn coi trọng vai trò của phụ nữ trong xây dựng, củng cố hòa bình và an ninh. Điều này thể hiện ở các nỗ lực của Việt Nam trong việc hình thành và hiện thực hóa các biện pháp bảo đảm quyền phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào các quá trình ra quyết định, phát huy vai trò trong xử lý các rủi ro và thách thức đe dọa đến hòa bình bền vững của khu vực và trên thế giới./.
(ANTV) - Tính đến năm 2024, có hơn 32% người dùng internet tại Việt Nam (từ 16–63 tuổi) sử dụng ứng dụng nhắn tin đa nền tảng Telegram. Mức độ phổ biến ngày càng tăng khiến Telegram trở thành “mảnh đất màu mỡ” để tội phạm lừa đảo lợi dụng. Nếu không cảnh giác, hàng triệu người dùng Việt có thể dễ dàng rơi vào những cái bẫy tinh vi trên nền tảng này.
(ANTV) - Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức Hội thảo góp ý dự án Luật Việc làm sửa đổi. Bà Nguyễn Trần Phượng Trân – Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM chủ trì hội thảo.
(ANTV) - Liên quan đến vụ tai nạn lao động tại KCN Đất Cuốc (huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) làm 3 người tử vong. Ngày 18/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương làm rõ nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
(ANTV) - Trong cuộc chiến thầm lặng với tội phạm ma túy – nơi hiểm nguy luôn rình rập, cận kề phía sau mỗi bước chân – đã có những người lính không bao giờ trở về. Đêm 17/4/2025, Thượng úy Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Ninh, đã anh dũng hy sinh khi truy bắt tội phạm có vũ trang.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump phát đi tín hiệu cho thấy, việc áp thuế trả đũa giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến thị trường chao đảo, có thể sắp kết thúc, đồng thời cho biết, thỏa thuận liên quan đến số phận của nền tảng mạng xã hội TikTok có thể sẽ phải chờ thêm.
(ANTV) - Lợi nhuận cao, cùng nhiều bất cập trong quản lý dẫn tới tình trạng nhiều người làm giả, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng. Các đối tượng tiếp thị hàng hóa đến bán trực tiếp cho hộ kinh doanh, không xuất hóa đơn, chứng từ, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc phát hiện, xử lý vi phạm.
(ANTV) - Nền kinh tế Mỹ vừa ghi nhận mức tăng ấn tượng 1,4% đối với doanh số bán lẻ tháng 3, cao nhất trong vòng 2 năm qua. Số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố phản ánh tâm lý lo ngại của người tiêu dùng nước này trước các chính sách thuế quan mới.
(ANTV) - Toà án nhân dân tỉnh An Giang mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với 2 bị cáo cùng trú phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang về tội “Giết người”.
(ANTV) - Trong những ngày thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Myanmar, những hình ảnh của đoàn cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an Việt Nam đã được phản ánh, thông tin kịp thời đến công chúng, góp phần lan tỏa sâu sắc hình ảnh đội cứu hộ của CAND Việt Nam, con người Việt Nam.
(ANTV) - Nghị sĩ Ahn Cheol Soo đồng thời là ứng cử viên Tổng thống của đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền đã kêu gọi cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng, cho rằng điều này là cần thiết để đảng PPP tiến hành cải tổ và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.