Thứ Tư, 02/04/2025 01:48 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thực thi quyền 24h

Chất lượng hàng xách tay liệu có bị thả nổi?

K.Phương + Kiều Anh

Những shop bán “hàng xách tay” nhan nhản trên mạng xã hội và ở các ngõ phố. Từ quần áo, đồ dùng gia dụng, mỹ phẩm đến thực phẩm chức năng… Song ai dám đảm bảo chất lượng của những sản phẩm nước ngoài được xách tay? Bà Nguyễn Lê Minh Châu ở Hà Nội nói: "Hiện nay tôi cũng khá băn khoăn bởi vì hàng xách tay chủ yếu là sự tin tưởng đối với người bán, ngay cả nhãn mác cũng có thể làm giả được”

Anh Bùi Văn Trung cho biết: “Hàng hóa xách tay bây giờ ra đời như đáp ứng nhu cầu thiết  yếu của người tiêu dùng bởi vì bây giờ trên thị trường những mặt hàng đang được bày bán dù là hàng nội địa được sản xuất made in Việt Nam nhưng chất lượng cũng chưa được đảm bảo để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng”

Số lượng khổng lồ các loại thực phẩm, mỹ phẩm, chất kích thích - những mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người - chưa qua kiểm định được bán ồ ạt mỗi ngày dưới mác “hàng xách tay”. Chất lượng của loại hàng “ngoại nhập” này như thế này vẫn đang bị bỏ ngỏ, người tiêu dùng gần như chỉ mua hàng theo “niềm tin”, bản thân họ cũng rất khó phân biệt hàng thật – hàng giả khi công nghệ làm hàng giả, hàng nhái hiện nay đã vô cùng tinh vi, Trong khi đó cơ quan chức năng lại dường như chưa thực sự quan tâm đến loại hàng hóa này. Chị Nguyễn Thị Thắm ở Hà Nội nói:"Gần như tôi ít khi sử dụng những sản phẩm hàng xách tay mua ở store ở Việt Nam bởi tôi không tin tưởng vào chất lượng dịch vụ cho lắm".

Việc hàng ngoại nhập dưới hình thức “hàng xách tay” lan tràn trên thị trường nước ta hiện nay không chỉ tiềm ẩn nguy cơ người dân mua phải hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc mà còn dẫn đến thất thu thuế cho ngân sách nhà nước. Vậy thực tế chất lượng “hàng xách tay” có như lời quảng cáo? Có phải hàng ngoại nhập theo đường tiểu ngạch hay có sự nhập nhèm của hàng giả, hàng kém chất lượng? Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam –VATAP về nội dung này:

Phóng viên: Vâng, thưa ông Lê Thế Bảo, thị trường hàng xách tay ở nước ta phát triển như hiện nay là một tất yếu của thị trường hay do sự thiếu lòng tin của người dân đối với hàng hóa sản xuất trong nước?

Ông Lê Thế Bảo: Hàng xách tay không phải ở riêng đất nước chúng ta mà ở đâu cũng có, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu trong nước, một số mặt hàng chưa đáp ứng được thì phải có cung cầu và hàng xách  tay là một  phần như vậy. Tôi không phản ứng với hàng xách tay, tuy nhiên ở nước ta trong việc quản lý hàng xách tay ở nước ta là có vấn đề. Ở đây là có cả vấn đề thuế, vấn đề nguồn gốc xuất xứ rồi là chứng minh nguồn gốc trong các cửa hàng để cho mọi người biết là hàng này nguồn gốc ở đâu, chứ bây giờ trên thị trường, hàng của nước này cứ bảo hàng của nước kia, toàn những nước có thương hiệu lớn, công nghiệp phát triển chứ còn những nước sản xuất hàng nhái, hàng giả nhiều thì không nói đến. Đây là một thực trạng. Tôi không phủ nhận hàng xách tay tuy nhiên cần phải tổ chức, quản lý như thế nào cho  tốt là vấn đề trách nhiệm của nhà nước

Phóng viên: Vâng. Nhu cầu mua hàng xách tay ngày càng nhiều cho thấy nhu cầu được dùng hàng hóa chất lượng cao của người tiêu dùng ngày một nâng lên. Tuy nhiên, dường như các mặt hàng này đang bị thả nổi và người tiêu dùng có thể mua phải hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc phải không thưa ông?

Ông Lê Thế Bảo: Phải nói rằng trong nước chúng ta công bằng mà nói nền công nghiệp có phát triển, đang phát triển, nhưng mà sản xuất ra những mặt hàng phong phú và có chất lượng cao như các nước là chưa đạt được yêu cầu. Vì vậy xu hướng của Việt Nam là dùng những mặt hàng chính hiệu thì thường ra nước ngoài mua đem về, tuy nhiên ở nước ngoài cũng bị làm nhái làm giả, thế thì vấn đề quản lý hàng hóa như thế nào, nguồn gốc xuất xứ như thế nào để mà xử lý, ở đây có cả cạnh tranh hàng trong nước và hàng nước ngoài nữa cho rõ ràng minh bạch, chứ người tiêu dùng nếu tốt thì người ta chọn, hàng mà chất lượng không đảm bảo thì người ta không chọn. Vì vậy ở đây còn có vấn đề là xem xét lại chất lượng hàng hóa chúng ta và nền sản xuất hàng hóa trong nước chúng ta

Phóng viên: Sự phát triển của thị trường hàng xách tay có phải là một yếu tố tiêu cực  ảnh hưởng đến các thương hiệu Việt?

Ông Lê Thế Bảo: Theo tôi nói hàng xách tay ảnh hưởng đến các thương hiệu Việt thì chưa chính xác lắm đâu. Tuy nhiên hàng xách tay nó đa dạng và người ta chọn những mặt hàng nào? Ví dụ như trong nước có nhu cầu mỹ phẩm, hàng tiêu dùng có chất lượng thì người ta mới xách tay mang về, những mặt hàng khan hiếm trong nước thì người ta mới mang về, cho nên nói ảnh hưởng tới nền công nghiệp trong nước thì chưa hẳn bởi trong nước cũng cần cạnh tranh với hàng hóa cho các nước chứ. Trong nước sản xuất hàng hóa tốt thì người tiêu dùng không phải xách tay về. Đây là 2 mặt của 1 vấn đề.

Phóng viên: Thực tế là việc buôn bán hàng xách tay phát triển như hiện nay có sự đóng góp không nhỏ của những dịch vụ vận chuyển quốc tế.  Phải chăng là chúng ta đang buông lỏng quản lý hoạt động của dịch vụ vận chuyển, góp phần gia tăng hàng nhập lậu?

Ông Lê Thế Bảo:Việc vận chuyển quốc tế, vận chuyển hàng là một phạm trù khác. Còn vấn đề quản lý chất lượng hàng đó là trách nhiệm của chúng ta chứ cơ quan vận chuyển chỉ biết vận chuyển, họ làm sao biết cái nào là cái nào? Tổ chức quản lý cái đó như thế nào là trách nhiệm của chúng ta ở trong nước.

Phóng viên: Theo ông, cần làm gì để quản lý việc buôn bán hàng xách tay, quản lý chất lượng của loại hàng hóa này, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng?

Ông Lê Thế Bảo: Câu hỏi của chị rất khó. Hàng vạn mặt hàng, hàng trăm mặt hàng từ nước ngoài xách tay lẻ về làm sao chúng ta quản lý, quản lý như thế nào là vấn đề không dễ. Vì vậy tôi cũng hy vọng rằng các cơ quan hải quan Việt Nam, các cơ quan thuế Việt Nam phải có cái mốc ở đâu? đứng ở đâu để giải quyết được vấn đề này?còn nói anh em quản lý thị trường, công an đánh vụ lớn cơ; quản lý thị trường ở trong nước những hàng mà có địa chỉ này khác người ta mới làm được chứ còn nếu chỉ riêng hàng xách tay không thì theo tôi cần phải có một cái suy nghĩ, thảo luận của các chuyên gia tìm cách xử lý như thế nào cho hợp lý còn nói chống không là phải quản lý thế này thế kia, đây là vấn đề rất là khó.

Phóng viên: Vậy, khó khăn nhất trong phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc từ thị trường hàng xách tay hiện nay ở nước ta là gì, thưa ông?

Ông Lê Thế Bảo: Hàng giả, hàng nhái, hàng xách tay ở trong nước mà để nói rằng kiểm soát như thế nào trong công tác chống hàng giả thì đúng là đặt câu hỏi đó không sai. Tuy nhiên, phương pháp để làm cái đó thực ra các cơ quan thực thi hiện nay cũng gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt cớ quan giám sát biên giới căn cứ vào đâu phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra cái này cái khác, đây là phạm trù rất khó đối với các lực lượng thực thi, thế nhưng tốt nhất là người tiêu dùng nên chọn những hàng trong nước sản xuất được, có chất lượng tương đồng còn nếu mua hàng nước ngoài về thì tất nhiên phải cân nhắc thôi, người tiêu dùng và người mua hàng có trách nhiệm rất cao trong việc phát hiện để cho các lực lượng thực thi ngăn chặn tình trạng này

Phóng viên: Cảm ơn ông đã tham gia trao đổi.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Giữ lửa hy vọng giữa những phận đời lầm lỡ

Giữ lửa hy vọng giữa những phận đời lầm lỡ

(ANTV) - Những người thầy trong Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, đóng trên địa bàn xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, vẫn ngày đêm lặng lẽ vượt lên mọi khó khăn, giúp bao mảnh đời lầm lỡ chót xà vào ma túy. Với họ, khi một học viên ra khỏi trung tâm, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội, đó chính là những bông hoa tri ân cho công việc thầm lặng của mình.

Đại úy Nguyễn Thế Anh- Niềm tự hào của những sỹ quan công an làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Đại úy Nguyễn Thế Anh- Niềm tự hào của những sỹ quan công an làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

(ANTV) - Ngày 19/6/2024, Đại úy Nguyễn Thế Anh cùng 2 thành viên thuộc tổ công tác số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNMISS ở Nam Sudan. Gần 6 tháng sau, ngày 5/12, Đại úy Thế Anh chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng nhóm của đơn vị Trung tâm Tác chiến khẩn cấp và Hỗ trợ cơ sở dữ liệu 112 tại Phái bộ UNMISS. Việc Thế Anh trúng tuyển vào vị trí Trưởng nhóm đã khẳng định năng lực vượt trội của các sĩ quan công an Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình, trong việc hỗ trợ Nam Sudan xây dựng một hệ thống ứng phó khẩn cấp đáng tin cậy. Từ Nam Sudan, Đại úy Nguyễn Thế Anh đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình trong những ngày đầu tiên của năm mới.

Thể thao CAND khẳng định vị thế và tầm vóc mới

Thể thao CAND khẳng định vị thế và tầm vóc mới

(ANTV) - Trong năm 2024, các hoạt động thể thao Công an nhân dân đã diễn ra sôi nổi, đặc sắc và ấn tượng, với nhiều sự kiện quan trọng, ý nghĩa, góp phần làm phong phú và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho lực lượng cán bộ, chiến sĩ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đạt được, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ Thượng tá Nguyễn Xuân Hải, Phó Trưởng phòng Phòng Thể dục Thể thao, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Công an nhân dân.

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

(ANTV) - Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, đây lại là địa bàn phức tạp về ma tuý với số người nghiện đông; một số thôn, xã từng tái diễn tình trạng trồng cây phuốc phiện và là nơi tập trung của đối tượng ma tuý. Trước thực trạng đó, Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đấu tranh mạnh với loại tội phạm này, góp phần chuyển hoá địa bàn.

Hoa đá

Hoa đá

(ANTV) - Trung tá - nhà văn Bùi Tuấn Minh hiện công tác tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1. Là cây viết thuộc lực lượng CAND nên tác phẩm của anh luôn thể hiện sự thấu hiểu sự hy sinh thầm lặng của đồng chí, đồng đội trên mặt trận phòng chống tội phạm. Câu chuyện truyền thanh " Hoa đá" do Thành Lê chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Bùi Tuấn Minh thể hiện rõ điều này. " Hoa đá" là 1 trong 17 truyện ngắn thuộc tập truyện " Đỉnh Kinh" của Bùi Tuấn Minh do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành cuối năm 2024.

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN  ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

(ANTV) - Sáng ngày 6/2/2023; một trận động đất có độ lớn 7,8 richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng bao gồm cả Syria. Đây là thảm họa khủng khiếp nhất trong vòng gần một thế kỷ qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Trước sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất, ngày 9/2, Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn công tác gồm 24 thành viên là những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tinh nhuệ nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân và hỗ trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam cử Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ quốc tế tại một khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.

Xem thêm