Hiện trên thế giới có khoảng 800 loại tiền điện tử, trong đó có 3 loại phổ biến nhất là : bitcoin, ethereum và Ripple xrp. Xuất hiện trên thế giới từ năm 2008, đến năm 2010 đồng bitcoin đã đến Việt Nam và hiện nay bitcoin và một số tiền ảo, tiền điện tử khác đang có xu hướng phát triển trong cộng đồng những người trẻ. Về tiền điện tử, các quốc gia vẫn còn quan điểm rất khác nhau, đặc biệt sau sự cố sập sàn giao dịch bitcoin hàng đầu thế giới tại Nhật Bản là Mt Gox khiến hàng trăm triệu USD của nhà đầu tư bitcoin bốc hơi.
Tại Việt Nam, hoạt động đầu tư tiền ảo, tiền điện tử bitcoin, oncecoin… thường được giao dịch theo mô hình kinh doanh đa cấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho nhà đầu tư. Đáng chú ý là vụ sập mô hình giao dịch tiền ảo đa cấp với tên gọi là “ngân hàng cộng đồng Bitcoin” (gọi tắt là FXMT4) ở Gia Lai vào tháng 9/2016. Với lợi nhuận được quảng cáo khủng lên đến 144%/tháng, cùng với tiền hoa hồng khi giới thiệu được thêm người tham gia nên chỉ sau một thời gian ngắn, “ngân hàng cộng đồng Bitcoin” đã thu hút khoảng 1.000 người chơi. Khi đã gom được số tiền lớn, ước tính hơn 20 tỉ đồng, chỉ trong thời gian rất ngắn, toàn bộ số tiền này cùng với kẻ cầm đầu đã biến mất. Cuộc đua bỏ tiền thật mua tiền ảo hiện đang tràn ngập các rủi ro, chị Nguyễn Minh Thái ở Hải Phòng chia sẻ: “Theo em thì tiền ảo sẽ không được nhà nước công nhận và nếu người dân sử dụng thì sẽ rất rủi ro…”
Tuy nhiên, khá nhiều người lại thấy tiền điện tử, tiền ảo như bitcoin là sản phẩm hấp dẫn, có thể sinh lời, thậm chí là kênh thanh toán hiện đại, chị Hứa Hải Yến ở Hà Nội đây là một phương thức thanh toán tiện lợi và nhanh chóng…
Theo luật sư Nguyễn Quang Ngọc (Đoàn luật sư Hà Nội), các giao dịch liên quan đến tiền ảo, đồng bitcoin ở nước ta hiện nay đang đầy rủi ro, nhà đầu tư có nguy cơ mất trắng tiền bởi loại tài sản ảo này chưa có sự bảo đảm của hành lang pháp lý, nó chưa được thừa nhận ở Việt Nam là một loại đồng tiền. Tiền ảo bản chất nó là xây dựng trên nền tảng công nghệ, do đó tiền ảo cũng sẽ dễ bị hack và trong những trường hợp bị hack thì những nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ, thực tế là vừa qua đồng bitcoin cũng đã bị hack với số lượng lớn. Nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với vấn đề là chưa có cơ chế pháp lý để bảo vệ nhà đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ vừa giao cho Bộ Tư pháp và một số cơ quan bộ ngành nghiên cứu xây dựng Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý các loại tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử.
Nên coi tiền điện tử, tiền ảo là một loại tiền tệ hay là một dạng hàng hoá đặc biệt? Việc quản lý tiền điện tử dễ hay khó? Phóng viên Trung tâm Phát thanh, Truyền hình, Điện ảnh CAND có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, tiến sỹ Nguyễn Minh Phong về nội dung này.
Phóng viên: Thưa TS.Nguyễn Minh Phong, hiện nay trên thế giới các quốc gia có quan điểm khác nhau về tiền ảo, điện tử như bitcoin, ví dụ Nhật cho phép thanh toán bằng bitcoin nhưng Nga, Trung Quốc, Thái Lan… lại cấm hoạt động của bitcoin, Mỹ coi đó là một dạng hàng hoá được lưu hành như vàng hay dầu. Theo ông thì chúng ta nên coi tiền ảo, tiền điện tử là một phương tiện thanh toán hay là một dạng hàng hoá đặc biệt?
TS.Nguyễn Minh Phong: Trước hết cần phải khẳng định rằng kể cả Mỹ hay Nhật thì không quốc gia nào công nhận tiền ảo bitcoin là tiền cả, tuy nhiên mức độ đối xử với nó thì ở mỗi nước có khác nhau. Thế thì nhìn chung là không thể coi bitcoin là 1 đồng tiền được, nếu có thể chỉ coi nó là như một hàng hóa đặc biệt dưới dạng hàng hóa phi vật chất và các giao dịch của nó có thể được công nhận hay không được công nhận , có thể được thu thuế hay không thu thuế, nhưng nó luôn luôn không phải là một đồng tiền. chúng ta cần phải khẳng định rõ như vậy. Và nếu bất kỳ ai đó hoặc trên báo chí mà rút tittle coi bitcoin là một đồng tiền thì đó là cách rút title theo kiểu tùy tiện và không có bất kỳ căn cứ pháp lý hay sự đảm bảo nào từ phía nhà nước.
Phóng viên: Sự xuất hiện của tiền ảo như bitcoin ở Việt Nam và các hoạt động giao dịch tiền ảo, tiền điện tử tự phát hiện nay liệu sẽ gây ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế nước ta, thưa ông?
TS.Nguyễn Minh Phong: Sự xuất hiện của đồng tiền ảo bitcoin như vậy mà nếu được phát triển rộng rãi và nó trở thành một trào lưu , một lĩnh vực đầu tư theo kiểu lớn thì rất có thể nó sẽ tạo ra nguy cơ cho nền kinh tế. Thứ nhất là nó kích thích những đồng tiền thật đầu tư vào đồng tiền ảo này và nó khiến cho dòng vốn xã hội bị lệch hướng, cần phải đầu tư vào sản xuất thì không phải mà lại đầu tư vào trò đuổi bắt, tìm kiếm những cơ hội đầu tư theo kiểu ảo, phi sản xuất. Cái thứ hai nữa là nó khuyến khích những hoạt động chuyển tiền cá nhân, trốn thuế, những giao dịch bất hợp pháp kể cả những hoạt động rửa tiền hay tài trợ cho khủng bố, tài trợ thanh toán buôn lậu ma túy, vũ khí cũng như các loại tội phạm khác. Cái thứ 3, nó cũng là một hình thức để kích thích sự tham nhũng vì có thể một số quan chức tham nhũng muốn chuyển tiền ra nước ngoài thì sẽ dùng kiểu này, không phải qua các ngoại tệ khác vì nó giúp cho ẩn danh tính của mình. Thậm chí nếu ở mức độ quy mô lớn thì sẽ làm giảm bớt, làm nhiễu cái hiệu lực chính sách tiền tệ của một quốc gia. Còn đối với nhà đầu tư thì sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, bởi đồng bitcoin là một sản phẩm công nghệ nên hiện nay đang phát sinh thành nhiều đồng bitcoin phẩy, do đó giá trị của bitcoin sẽ sụt giảm. Bên cạnh đó hiện nước ta chưa có công nhận đó là 1 loại tiền, cơ chế pháp lý bảo đảm cho nó không có nên nếu có tranh chấp hay bị mất thì nhà đầu tư sẽ có nguy cơ mất trắng, chịu ấm ức hay phải dùng luật rừng thôi
Phóng viên: Vừa qua thì Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho một số bộ ngành xây dựng đề án hoàn chỉnh khung pháp lý để quản lý, xử lý các loại tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử. Theo ông thì quản lý các loại tài sản này khó nhất là gì?
TS.Nguyễn Minh Phong: Cái khó khăn lớn nhất ở đây là, với tiền điện tử thì nó dễ hơn vì đây là do các nhà nước phát hành, cũng như là một số ngân hàng có thể đưa ra những dạng tiền điện tử của riêng mình, nhưng mà nó dựa trên đồng tiền quốc gia và chịu sự quản lý của nhà nước. Tài sản ảo thì cũng có thể quản lý được , dựa trên công nhận quyền sở hữu trí tuệ , rồi thực hiện việc quản lý với những chủ của các máy, rồi hệ thống máy chủ cũng như là các quy định có liên quan khác. Thế thì nó cũng khá dễ hơn. Tuy nhiên với tiền ảo thì khó hơn vì như đã nói, tiền ảo là không do bất kỳ một quốc gia nào phát hành, cũng như là không có người chịu trách nhiệm cụ thể. Hơn nữa nó lại hoàn toàn ở trên mạng , nó không có sự hiện diện mang tính chất vật chất nào; thứ 3 nữa là giao dịch của nó rất bí mật, thường chỉ có một người đó với hệ thống mạng mà không có người thứ 3 nếu cần. Hơn nữa các giao dịch này rất khó quản lý bằng công nghệ khi mà họ sử dụng những công nghệ rất là cao, nó bảo mật rất tốt để mà chúng ta có thể thâm nhập , kiểm soát hay đánh thuế nó.
Phóng viên: Vậy để hạn chế rủi ro của nhà đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu tài sản ảo của người dân cũng như sự phát triển của nền kinh tế quốc gia thì về hành lang pháp lý nên chú ý những gì, thưa ông?
TS.Nguyễn Minh Phong: Tài sản ảo là một dạng mới trong tài sản của công dân hiện nay. Ví dụ một trang web thuộc quyền sở hữu của công dân, nó có giao dịch rất lớn thì đây là một tài sản ảo và cũng cần được quản lý, cần được giám sát bảo hộ bằng pháp lý cũng như là phải cần đánh thuế nó. Ví dụ ở Mỹ một công dân nếu bán trang web của mình được 50 nghìn USD thì họ sẽ phải nộp thuế thu nhập và cuối cùng chỉ còn khoảng 35 nghìn USD. Thế còn ở Việt Nam khi xây dựng luật như vậy, chúng ta cần phải chú ý mấy điểm sau: Thứ nhất cần phải làm rõ về mặt khái niệm, thế nào là tiền điện tử, thế nào là tiền ảo, thế nào là tài sản ảo; các nội hàm cơ cấu phân loại giúp chúng ta có cái nhìn về mặt pháp lý phân loại rõ loại nào là chính thống, loại nào không phải là chính thống. Và các đối tượng nằm trong phân loại khác nhau thì đưa nó vào các quy phạm khác nhau. Thứ hai là phải xác định rõ nguồn gốc cũng như tính hợp pháp và sự bảo hộ pháp lý của nhà nước cho từng loại một. Thứ 3 là phải làm rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên có liên quan; bên cạnh đó là phải có quy định rõ về hành vi bị cấm , những chế tài cho hành vi đó cũng như các quy định, quy trình có liên quan để xử lý các tranh chấp.
Phóng viên: Tiền điện tử, tiền ảo dù được công nhận là một dạng tiền tệ hay là dạng hàng hoá đặc biệt thì nó cũng cần phải được quản lý bằng các quy định pháp luật cụ thể, hạn chế rủi ro người sử dụng và không ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
(ANTV) - Bắt đầu từ ngày 1/3, việc cấp, đổi giấy phép lái xe được chuyển giao từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân.
(ANTV) - Những người thầy trong Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, đóng trên địa bàn xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, vẫn ngày đêm lặng lẽ vượt lên mọi khó khăn, giúp bao mảnh đời lầm lỡ chót xà vào ma túy. Với họ, khi một học viên ra khỏi trung tâm, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội, đó chính là những bông hoa tri ân cho công việc thầm lặng của mình.
(ANTV) - Hiện nay, tình trạng buôn bán thuốc giả trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử đang trở thành vấn nạn nhức nhối, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.
(ANTV) - Ngày 19/6/2024, Đại úy Nguyễn Thế Anh cùng 2 thành viên thuộc tổ công tác số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNMISS ở Nam Sudan. Gần 6 tháng sau, ngày 5/12, Đại úy Thế Anh chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng nhóm của đơn vị Trung tâm Tác chiến khẩn cấp và Hỗ trợ cơ sở dữ liệu 112 tại Phái bộ UNMISS. Việc Thế Anh trúng tuyển vào vị trí Trưởng nhóm đã khẳng định năng lực vượt trội của các sĩ quan công an Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình, trong việc hỗ trợ Nam Sudan xây dựng một hệ thống ứng phó khẩn cấp đáng tin cậy. Từ Nam Sudan, Đại úy Nguyễn Thế Anh đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình trong những ngày đầu tiên của năm mới.
(ANTV) - Trong năm 2024, các hoạt động thể thao Công an nhân dân đã diễn ra sôi nổi, đặc sắc và ấn tượng, với nhiều sự kiện quan trọng, ý nghĩa, góp phần làm phong phú và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho lực lượng cán bộ, chiến sĩ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đạt được, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ Thượng tá Nguyễn Xuân Hải, Phó Trưởng phòng Phòng Thể dục Thể thao, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Công an nhân dân.
(ANTV) - Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, đây lại là địa bàn phức tạp về ma tuý với số người nghiện đông; một số thôn, xã từng tái diễn tình trạng trồng cây phuốc phiện và là nơi tập trung của đối tượng ma tuý. Trước thực trạng đó, Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đấu tranh mạnh với loại tội phạm này, góp phần chuyển hoá địa bàn.
(ANTV) - Trung tá - nhà văn Bùi Tuấn Minh hiện công tác tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1. Là cây viết thuộc lực lượng CAND nên tác phẩm của anh luôn thể hiện sự thấu hiểu sự hy sinh thầm lặng của đồng chí, đồng đội trên mặt trận phòng chống tội phạm. Câu chuyện truyền thanh " Hoa đá" do Thành Lê chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Bùi Tuấn Minh thể hiện rõ điều này. " Hoa đá" là 1 trong 17 truyện ngắn thuộc tập truyện " Đỉnh Kinh" của Bùi Tuấn Minh do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành cuối năm 2024.
(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.
(ANTV) - Sáng ngày 6/2/2023; một trận động đất có độ lớn 7,8 richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng bao gồm cả Syria. Đây là thảm họa khủng khiếp nhất trong vòng gần một thế kỷ qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Trước sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất, ngày 9/2, Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn công tác gồm 24 thành viên là những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tinh nhuệ nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân và hỗ trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam cử Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ quốc tế tại một khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.