Thứ Tư, 02/04/2025 01:54 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thực thi quyền 24h

Quản lý thuê bao di động, hạn chế sim rác- Đừng làm khó người dùng

Nguyễn Huệ

Việt Nam là một trong số hơn 80 quốc gia trên thế giới có những quy định quản lý về thông tin thuê bao nhằm bảo đảm tối đa tính chính xác của thông tin thuê bao, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, quản lý như thế nào để tránh gây phiền hà, giảm tối đa thủ tục hành chính cho người dùng là bài toán mà các nhà quản lý cần phải tính toán 1 cách kỹ lưỡng. Nghị định số 49/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã có hiệu lực từ ngày 24/4 và trong vòng 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực, doanh nghiệp viễn thông di động có trách nhiệm rà soát, hướng dẫn và yêu cầu các thuê bao di động trả trước đang sử dụng dịch vụ mà thông tin chưa đúng quy định cần thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu. Đáng chú ý, thông tin đăng kí trong Nghị định mới quy định phải có thêm ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung từ 24/4 trở đi đối với các thuê bao mới và thuê bao khai không chính xác thông tin. Để hoàn tất hợp đồng giao kết hợp đồng theo mẫu, người dân bắt buộc phải thực hiện đầy đủ mọi thủ tục, từ việc khai báo thông tin đăng kí, giấy tờ tùy thân, các dịch vụ, gói cước thì còn phải có thêm ảnh chính chủ. Đây được xem là động thái mạnh mẽ từ chính quyền, đảm bảo an ninh xã hội, qua đó loại bỏ SIM ảo, tin nhắn rác, tin nhắn spam...Tuy nhiên, để thực hiện việc này lại vô cùng khó khăn.

TS Nguyễn Minh Phong


Phóng viên: Thưa Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, đến nay đã được 3 tháng kể từ khi Nghị định số 49 của Chính phủ có hiệu lực. Tuy nhiên, dường như người dùng mạng vẫn không mặn mà, sốt sắng trong việc hoàn tất thủ tục đăng kí thuê bao di động. Ông có suy nghĩ gì về những điểm mới trong nghị định này?
TS Nguyễn Minh Phong: Chúng ta đã từng đến điểm đăng kí để khai báo về địa chỉ thường trú, về chứng minh nhân dân, số căn cước thì ngay trong căn cước đã tích hợp hình ảnh của chủ nhân rồi. thế rõ ràng là nếu ngành bưu điện có kết nối về dữ liệu quốc gia với ngành công an thì chắc chắn là họ sẽ có được hình ảnh chính chủ mà không cần làm động thái là yêu cầu người chính chủ phải đi chụp ảnh nữa. Còn người dân không mặn mà lắm thì tôi cho rằng có một, hai nguyên nhân. Thứ nhất là địa điểm để người ta đến đăng kí không thật là thuận lợi cho người dân, trong khi mỗi người mỗi việc, đặc biệt trong giờ hành chính. Thế còn những người mới, có thể họ chưa biết. Có một điểm ở đây, là những người dưới 16 tuổi khi chưa có căn cước công dân thì cũng nên đi chụp ảnh. Bởi vì rõ ràng là họ chưa có gì để chứng minh mình là chính chủ. Và nếu mà không chứng minh được thì họ sẽ gặp thiệt thòi khi mà bảo vệ quyền chính chủ của mình nếu có tranh chấp xảy ra đối với số điện thoại mà mình sở hữu, đặc biệt là với những số đẹp.
Phóng viên: Vậy tại sao lại là chụp ảnh để chứng minh thuê bao chính chủ, tránh tình trạng sử dụng sim rác mà không phải việc làm khác và việc chụp ảnh này có ảnh hưởng như thế nào đến người sử dụng, thưa ông?
TS Nguyễn Minh Phong: Xét ở góc độ quản lý nhà nước thì họ muốn có nhiều thông tin, và thuận lợi nhất đối với họ, để tránh những hiện tượng như lạm dụng, hoặc sử dụng sim rác, hay là thực hiện hành vi phạm tội, do đó họ đòi hỏi, và điều đó thì chúng ta có thể thông cảm được. Thế nhưng, như đã nói cách mà bắt người dùng đến lần thứ hai để chụp ảnh bổ sung, rõ ràng là việc làm của đơn vị mang tính chất độc quyền, ép buộc và không chú đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng. Bởi vì như đã nói, kho ảnh của Công an đã có hết cả rồi. Chỉ có những người chưa có chứng minh thư ý, hoặc khai báo sai thì mới không có ảnh. Nghị định cần có sự điều chỉnh theo hướng là buộc  những người dưới 16 tuổi và khai báo thông tin thuê bao không chính xác thì đến chụp ảnh thì sẽ được hoan nghênh hơn. Và nó cũng bao phủ được 2 cái hướng từ nhà quản lý và người sử dụng.
Phóng viên: Trong khi Chính phủ đang đưa ra chính sách cắt giảm thủ tục hành chính công tại nhiều bộ ngành để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân thì rõ ràng Nghị định này lại đang đi ngược lại điều đó. Ông nghĩ sao về điều này?
TS Nguyễn Minh Phong: Chắc chắn nếu ở góc độ  buộc người sử dụng điện thoại phải đến 1 lần nữa để khai báo chính chủ thì rõ ràng là thủ tục không cần thiết và nó mang tính áp đặt và nó chỉ tính tới sự thuận lợi cho khâu quản lý. Như vậy thì sự cải cách hướng đến sự hài lòng cho người tiêu dùng là chưa đạt được.
Phóng viên: Trước đây chúng ta đã có quy định siết chặt thông tin thuê bao di động từ việc phải có chứng minh nhân dân mới đăng ký dịch vụ được. Tuy nhiên, tình trạng sim rác, tin nhắn rác vẫn hoành hành. Vậy việc chụp ảnh chính chủ người dùng có phải là giải pháp căn cơ để quản lý các thuê bao di động hay không?
TS Nguyễn Minh Phong: Việc chụp ảnh để chứng minh chính chủ chỉ có tác dụng chống tội phạm, đặc biệt là khi có vụ án hình sự thì tác dụng của nó sẽ khả dĩ hơn, chứ còn chống sim rác thì hoàn toàn không có ảnh hưởng gì cả. Vì chống sim rác nó phụ thuộc vào quyết tâm của ngành bưu điện. Nếu họ có được thông tin về sim rác, quyết tâm xử lý nó thì chắc chắn xử lý được mà không cần biết chủ sở hữu của nó là ai. Với các quy định hiện nay và thực tế hiện nay thì không có bất kì ràng buộc hay sự liên hệ mang tính chất logic và khả thi nào về việc tăng chụp ảnh chân dung chính chủ của các số điện thoại với việc giảm bớt được lượng sim rác hiện nay.
Phóng viên: Cảm ơn ông đã trao đổi . 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Giữ lửa hy vọng giữa những phận đời lầm lỡ

Giữ lửa hy vọng giữa những phận đời lầm lỡ

(ANTV) - Những người thầy trong Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, đóng trên địa bàn xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, vẫn ngày đêm lặng lẽ vượt lên mọi khó khăn, giúp bao mảnh đời lầm lỡ chót xà vào ma túy. Với họ, khi một học viên ra khỏi trung tâm, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội, đó chính là những bông hoa tri ân cho công việc thầm lặng của mình.

Đại úy Nguyễn Thế Anh- Niềm tự hào của những sỹ quan công an làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Đại úy Nguyễn Thế Anh- Niềm tự hào của những sỹ quan công an làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

(ANTV) - Ngày 19/6/2024, Đại úy Nguyễn Thế Anh cùng 2 thành viên thuộc tổ công tác số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNMISS ở Nam Sudan. Gần 6 tháng sau, ngày 5/12, Đại úy Thế Anh chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng nhóm của đơn vị Trung tâm Tác chiến khẩn cấp và Hỗ trợ cơ sở dữ liệu 112 tại Phái bộ UNMISS. Việc Thế Anh trúng tuyển vào vị trí Trưởng nhóm đã khẳng định năng lực vượt trội của các sĩ quan công an Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình, trong việc hỗ trợ Nam Sudan xây dựng một hệ thống ứng phó khẩn cấp đáng tin cậy. Từ Nam Sudan, Đại úy Nguyễn Thế Anh đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình trong những ngày đầu tiên của năm mới.

Thể thao CAND khẳng định vị thế và tầm vóc mới

Thể thao CAND khẳng định vị thế và tầm vóc mới

(ANTV) - Trong năm 2024, các hoạt động thể thao Công an nhân dân đã diễn ra sôi nổi, đặc sắc và ấn tượng, với nhiều sự kiện quan trọng, ý nghĩa, góp phần làm phong phú và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho lực lượng cán bộ, chiến sĩ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đạt được, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ Thượng tá Nguyễn Xuân Hải, Phó Trưởng phòng Phòng Thể dục Thể thao, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Công an nhân dân.

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

(ANTV) - Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, đây lại là địa bàn phức tạp về ma tuý với số người nghiện đông; một số thôn, xã từng tái diễn tình trạng trồng cây phuốc phiện và là nơi tập trung của đối tượng ma tuý. Trước thực trạng đó, Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đấu tranh mạnh với loại tội phạm này, góp phần chuyển hoá địa bàn.

Hoa đá

Hoa đá

(ANTV) - Trung tá - nhà văn Bùi Tuấn Minh hiện công tác tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1. Là cây viết thuộc lực lượng CAND nên tác phẩm của anh luôn thể hiện sự thấu hiểu sự hy sinh thầm lặng của đồng chí, đồng đội trên mặt trận phòng chống tội phạm. Câu chuyện truyền thanh " Hoa đá" do Thành Lê chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Bùi Tuấn Minh thể hiện rõ điều này. " Hoa đá" là 1 trong 17 truyện ngắn thuộc tập truyện " Đỉnh Kinh" của Bùi Tuấn Minh do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành cuối năm 2024.

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN  ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

(ANTV) - Sáng ngày 6/2/2023; một trận động đất có độ lớn 7,8 richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng bao gồm cả Syria. Đây là thảm họa khủng khiếp nhất trong vòng gần một thế kỷ qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Trước sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất, ngày 9/2, Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn công tác gồm 24 thành viên là những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tinh nhuệ nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân và hỗ trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam cử Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ quốc tế tại một khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.

Xem thêm