Thứ Tư, 29/01/2025 06:44 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Vì nhân dân phục vụ

THƯỢNG ÚY- NHÀ VĂN PHAN ĐỨC LỘC: TÔI KIÊN TRÌ VỚI LÝ TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÌNH

Lê Dung

(ANTV) - 26 tuổi trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam; từng là đại biểu dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam năm 2020, đại biểu tham dự Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10, năm 2022; Phan Đức Lộc nổi tiếng trong làng văn chương bởi sức viết và tài năng thiên bẩm của một cây bút trẻ. Cho đến nay, anh đã có khoảng 500 tác phẩm thơ, truyện ngắn, tản văn, lý luận phê bình văn học, bài báo đăng tải trên các báo và tạp chí; 9 đầu sách là các tập truyện ngắn, tập tản văn... được in riêng. Đặc biệt, Phan Đức Lộc là nhà văn trẻ hiếm hoi khi có tới 2 hai tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 từ năm học 2024-2025. Tuy nhiên, ít người biết nhà văn Phan Đức Lộc mang quân hàm Thượng uý. Anh là cán bộ công an thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

PV: Xin chào nhà văn Phan Đức Lộc. Cho đến bây giờ anh có còn nhớ là mình đã sáng tác bao nhiêu tác phẩm truyện ngắn rồi văn học không?

Thượng úy Phan Đức Lộc: Thú thực để nói về một con số chính xác thì tới thời điểm này tôi không nhớ rõ là mình đã viết được bao nhiêu tác phẩm đơn lẻ nhưng tính theo đầu sách thì hiện tại tôi đã xuất bản được 11 đầu sách; bao gồm các thể loại: thơ, truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết và đâu đó khoảng tầm 500 tác phẩm được đăng tải trên các báo, tạp chí từ trung ương đến địa phương.

PV: Con đường đến với nghiệp văn chương của Lộc như thế nào? Bắt đầu từ khi nào, Lộc có những cái sáng tác đầu tiên?

Thượng úy Phan Đức Lộc: Con đường tôi đến với văn chương khá hài hước. Thực tế là hồi còn nhỏ, tôi hay ước mơ trở thành nhà thơ. Lý do đơn giản vì vào năm lớp 10 tôi có được đăng một bài thơ nhỏ trên tạp chí Văn học và Tuổi trẻ. Bài thơ đó có mức nhuận bút là 50.000 VND. Tôi nhớ 50.000 VND ở năm 2010 là số tiền khá lớn. Hồi đấy anh em chúng tôi sống với bà nội và bà nội dùng đồng tiền đó để mua 2 cân bánh mướt với 1 cân lòng chiêu đãi cho cả nhà. Đó cũng là một trong những bữa cơm hiếm hoi mà chúng tôi được ăn thịt. Bởi vì hồi đấy ở quê điều kiện kinh tế rất khó khăn, bữa cơm đó, anh em chúng tôi đã ăn rất vui và bà nhìn chúng tôi rất hạnh phúc. Tôi nhớ là sau đó em trai tôi luôn luôn mong ước là tuần nào tôi cũng có bài đăng; như vậy có nghĩa là tuần nào chúng tôi cũng sẽ được cải thiện bữa ăn của mình. Đó là động lực rất lớn để tôi viết thường xuyên, liên tục. Nền tảng của sự đam mê thì sau này ở tuổi 18 đôi mươi tôi xác định được đó là những điều đã thuộc về tâm hồn, thuộc về khát khao nó luôn cựa quậy trong trái tim mình và tôi quyết tâm sẽ trở thành một người viết chuyên nghiệp.

PV: Với đam mê văn chương và tài năng từ rất sớm; tại sao Lộc không chọn một trường thiên về văn chương, viết lách mà lại chọn  một trường công an?

Thượng úy Phan Đức Lộc: Vào một đêm tôi vô tình xem được phóng sự về các anh cảnh sát điều tra phá án với những tình tiết rất là ly kỳ, hấp dẫn. Ngay từ cái thời điểm đó, niềm yêu thích bất chợt trỗi dậy  trong tôi và sau khi lắng nghe ý kiến góp ý từ thầy cô giáo, bố mẹ, từ ông bà, từ những người thân và các anh chị đi trước tôi đã lựa chọn  ngôi trường học viện cảnh sát. Sau này, môi trường chuyên nghiệp, bài bản, nghiêm khắc đã rèn luyện cho tôi bản lĩnh, sự kiên trì, mạnh mẽ và tôi nghĩ rằng mình đã chọn đúng. Việc lựa chọn ngôi trường học viện cảnh sát đã giúp cho tôi có thêm rất là nhiều những kiến thức, những trải nghiệm để hỗ trợ cho quá trình sáng tác văn học. Và đó là sự lựa chọn theo tôi nghĩ là hoàn hảo với tôi cho đến thời điểm bây giờ.

 Nhà văn Phan Đức Lộc: Tôi luôn cố gắng viết một đến hai tiếng/ngày, đều đặn, liên tục như cơm ăn nước uống thường ngày

PV: Sau này khi mà đã trở thành một cây bút chuyên nghiệp rồi thành viên của hội nhà văn; mình muốn hỏi Lộc là trong cách viết; Lộc có chịu ảnh hưởng của ai không, có học ai không, hoặc là có một ai là thầy của mình không?

Thượng úy Phan Đức Lộc: Để nói về người thầy lớn nhất của tôi thì đó là cô giáo dạy văn cấp 3, cô giáo Trần Thị Thúy- người đã trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi của chúng tôi suốt 3 năm lớp 10, 11, 12 và giúp tôi đạt được một số những thành tích khá là nổi bật trong môn Ngữ văn. Từ những năm tháng đó, cô là người đã trực tiếp đọc những truyện ngắn, bài thơ đầu tiên của tôi khi chúng còn rất là vụng về. Cô đã góp ý để cho tôi hoàn thiện bản thân mình. Vào cuối năm lớp 12 khi chúng tôi làm hồ sơ để thi đại học thì cô  nói với tôi như thế này: “Em hãy cố gắng thi vào một ngôi trường nào đó để chắc chắn được công ăn việc làm sau này nhưng đồng thời hãy giữ niềm đam mê với môn văn”. Đó chính là người thầy lớn nhất của tôi, tôi luôn rất là kính trọng và nể phục.

PV: Thực tế cuộc sống, những trải nghiệm trong công việc, những trải nghiệm mà tôi nghĩ là rất là đặc thù với nghề nghiệp của một người chiến sĩ công an đã được nhà văn Phan Đức Lộc đưa vào trong tác phẩm của mình như thế nào? Anh có nghĩ rằng đây là một lợi thế rất riêng cho anh đối với những sáng tác về mảng đề tài an ninh trật tự hay là hình tượng người lính không?

Thượng úy Phan Đức Lộc: Tôi được phân công công tác lên tỉnh Điện Biên. Ở nơi đây mỗi một ngọn núi, cánh rừng đã mang trong mình một câu chuyện kỳ ảo, mỗi một tán cây đã dạy ta một bài học sinh tồn, mỗi một con suối ôm ấp một giấc mộng xuôi về biển lớn và mỗi một mùa hoa đã là một cái bài thơ rất đẹp rồi. Hơn nữa, những năm tháng được học tập chuyên ngành hình sự tại Học viện Cảnh sát nhân dân rồi sau này ra trường được công tác cảnh sát khu vực tại công an thị trấn Tuần Giáo thì những câu chuyện, những sự kiện xảy ra xung quanh cuộc sống rồi liên quan tới công việc của tôi kết hợp với một cái phông nền quá đẹp của cảnh sắc Điện Biên đã là  một cái nguồn cảm hứng rất lớn để cho tôi viết nên những cái tác phẩm về đề tài miền núi, về đồng bào các dân tộc anh em. Đặc hiện là đề tài Vì An ninh tổ quốc và tôi đã thể hiện những điều đó thông qua các cái tác phẩm như là truyện ngắn “Pảng Cò Moong”, Mùa Hoa Pa Bát”, “ Thung lũng mưa”...vv

Thượng úy, nhà văn Phan Đức Lộc nhận giải thưởng Cây bút vàng 2021

Thượng úy, nhà văn Phan Đức Lộc, sinh năm 1995 ở Yên Thành, Nghệ An. Tốt nghiệp Học viện cảnh sát, anh được phân công lên công tác tại công an huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Cho đến nay, Phan Đức Lộc đã đạt hơn 20 giải thưởng về văn học. Có thể kể tới:Giải nhất truyện ngắn cuộc thi Sáng tác văn học trẻ (tạp chí Xứ Thanh) năm 2018 với tác phẩm "Mùa đông ở Sính Phình".
Giải C truyện ngắn Cây bút vàng (Bộ Công an) năm 2021 với truyện ngắn "Pảng Cò Moong".
Giải nhất cuộc thi Nhà biên kịch tài ba (Học viện Đào tạo hoạt hình quốc tế Sconnect) năm 2022 với tác phẩm "Nhà vua trẻ và công chúa mũi vòi voi".
Giải nhất ký cuộc thi viết về đề tài Covid-19 (báo Dân Việt) năm 2021 với tác phẩm "Gieo yêu thương giữa miền đất lạ"
Giải nhất cuộc thi thơ Bừng sáng Điện Biên (Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên) năm 2024 với tác phẩm "Lục lạc".
Giải nhì cuộc thi truyện ngắn 2018-2020 (Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm, Hội Nhà văn Việt Nam) với chùm tác phẩm "Xác đá", "Giấc mơ con gái".
Giải B truyện ngắn, Trại sáng tác văn học về hình tượng cảnh sát nhân dân (Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức) năm 2022 với tác phẩm "Mùa hoa pa bát"….
Năm 2024, Phan Đức Lộc xuất bản cuốn sách thứ 11 - truyện dài "Mùa ban thay áo" viết về lực lượng dân công hỏa tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Bên cạnh đó, Phan Đức Lộc đạt danh hiệu Thanh niên Công an tiêu biểu tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019 – 2021; Chiến sĩ Thi đua cơ sở năm 2022.

PV: Trở lại với chương trình, thưa nhà văn Phan Đức Lộc, anh thường dành thời gian cho văn chương vào những cái thời điểm nào trong ngày?

Thượng úy Phan Đức Lộc: Hiện tại tôi đang gánh vách 2 sứ mệnh vừa là một cảnh sát khu vực vừa là một nhà văn. Tôi luôn cố gắng ưu tiên và dành trọn thời gian cho công việc. Chỉ có những lúc nhàn rỗi, những lúc mà thu xếp được công việc tôi mới dành thời gian cho sáng tác và thường thì tôi sẽ sáng tác vào khung giờ từ 10 giờ đêm đến 12 giờ. Tầm đó, tôi sẽ viết lách và mỗi ngày, tôi cố gắng viết một đến 2 tiếng để duy trì như một thói quen, đều đặn liên tục như cơm ăn nước uống thường ngày. Và nếu ngày nào đó không đặt tay vào bàn phím lách cách viết một vài dòng thì tôi cảm thấy mình thiêu thiếu một cái gì đó.

PV: Để mà nói về bản thân thì nhà văn Phan Đức Lộc. anh tự nhận mình là một người như thế nào, trong cuộc sống đời thường và trong văn chương?

Thượng úy Phan Đức Lộc: Để lấy một từ diễn tả về bản thân mình thì có lẽ tôi xin phép dùng từ kiên trì. Tôi luôn luôn kiên trì với những mục tiêu, những lý tưởng mà mình đặt ra không chỉ là trong văn chương mà trong cuộc sống nữa. Tôi nhớ cái ngày đầu tôi tập tành sáng tác thơ; mọi người nhìn tôi và cười cợt cảm giác như là: “Cái thằng bé này nó bị dở hơi một chút thì phải” nhưng không hiểu sao ở cái thời điểm đó, tôi vẫn linh cảm rằng là sau này tôi sẽ trở thành một nhà văn, một nhà thơ. Tôi luôn nghĩ về điều đó cho đến lúc cô giáo của tôi đọc được những tác phẩm của tôi và cô khẳng định: “Em có năng khiếu văn chương thật sự, hãy tiếp tục con đường này, hãy tiếp tục giữ khát vọng của em, hãy bỏ qua cái sự cười cợt của những người xung quanh đi”. Bây giờ khi 30 tuổi, tôi chưa phải người đạt được nhiều thành tựu nhưng mà tôi nghĩ là tôi đã sắp xếp được một cái nền móng đủ vững chắc để tôi tiếp tục xây ngôi nhà văn chương của mình. Còn đối với trong cuộc sống thì tôi cũng luôn kiên trì với những cái mục tiêu của mình. Và sau khi tốt nghiệp, tôi được phân về một tỉnh miền núi; mọi người đặt câu hỏi là liệu Phan Đức Lộc có chịu được cái điều kiện thiếu thốn ở đó hay không. Sau đó thì tôi lên đây và ngay lập tức tôi hòa nhập được với cuộc sống ở đây. Tôi sống rất là giản dị, tôi tối giản hết tất cả các cái nhu cầu của mình vì cái sự tối giản đó cho nên tôi thấy cuộc sống nó rất là nhẹ nhàng. Mọi người cứ nhìn tôi và nói rằng: “ Sao nhìn Lộc thấy Lộc khổ quá, sống trong một cái căn phòng nhỏ rồi công việc tấp nập rồi còn phải viết lách; chắc là buồn lắm..”. Có lẽ là mọi người nhìn tôi và thấy tôi buồn vậy thôi nhưng mà bản thân tôi thì tôi cảm thấy hoàn toàn hài lòng về cái cuộc sống này. Có lẽ là nhờ sự kiên trì, tin vào sự lựa chọn của mình cho nên là thời điểm hiện tại thì tôi thấy rằng mình đang đi đúng hướng.

PV: Thế còn với vùng đất mà Lộc sinh ra và lớn lên - quê hương xứ Nghệ thì có một cái tác phẩm nào mà nhà văn Phan Đức Lộc tâm đắc không? Bởi vì trò chuyện thì thấy Phan Đức Lộc rất là yêu quê và và có một tình yêu rất là sâu sắc với quê hương.

Thượng úy Phan Đức Lộc: Tôi được sinh ra ở một ngôi làng xứ Nghệ tựa lưng vào núi, hướng mặt ra cánh đồng và đạp xe khoảng 10 cây số thì gặp biển cả bao la. Quê tôi phải hứng chịu rất là nhiều những loại thiên tai nhưng mà những ngày bình yên chúng tôi sống, trải nghiệm và có những kỷ niệm tuổi thơ rất là đẹp. Trải nghiệm đó chính là những nguyên liệu quý báu để tôi đưa vào các tản văn như là “Mùa sương thương mẹ”, “Tôi sẽ bay”. Ở những cuốn sách này tôi không tôi diễn tả thật cầu kỳ nào cả, tôi chỉ viết bằng những cái cảm xúc thuần khiết nhất của mình; những trải nghiệm tuổi thơ êm đềm nhất và tôi đã đưa vào những cái cuốn sách này một cách tự nhiên, dung dị nhất. Bây giờ mỗi lần đọc lại; tôi luôn cảm thấy rưng rưng như được sống lại những kỷ niệm thơ ấu ấy. Rất may mắn cho tôi khi có 2 tác phẩm trong 2 cuốn sách này đó là “Quạt mo” và “Mùa vụ” đã được nhà Xuất bản Giáo dục lựa chọn đưa vào chương trình sách giáo khoa tiếng việt lớp 5.

PV: Tới đây, liệu sẽ có một cái tác phẩm nào mới mà độc giả có thể chờ đón ở nhà văn Phan Đức Lộc không?

Thượng úy Phan Đức Lộc: Năm nay tôi đã xuất bản 2 cuốn sách và một truyện dài “Mùa ban thay áo” viết về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 và một tập thơ “Thị trấn ngủ quên” viết về mảnh đất Điện Biên. Trong thời gian tới, tôi đang ấp ủ một số những tập truyện ngắn về đồng bào các dân tộc anh em Tây Bắc và một cuốn tiểu thuyết tôi đang hoàn thành. Lúc nào thực sự nó thành hình, thành khối rồi thì tôi sẽ tiết lộ kỹ hơn về những sáng tác này. Tôi mong chờ khi sách ra độc giả sẽ đón nhận và yêu thương các tác phẩm của Phan Đức Lộc.

Rất cảm ơn Thượng úy- nhà văn Phan Đức Lộc và chúc cho anh có thật nhiều sức khỏe để có thể có được những sáng tác mới hay hơn nữa cho độc giả./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

(ANTV) - Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, đây lại là địa bàn phức tạp về ma tuý với số người nghiện đông; một số thôn, xã từng tái diễn tình trạng trồng cây phuốc phiện và là nơi tập trung của đối tượng ma tuý. Trước thực trạng đó, Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đấu tranh mạnh với loại tội phạm này, góp phần chuyển hoá địa bàn.

Hoa đá

Hoa đá

(ANTV) - Trung tá - nhà văn Bùi Tuấn Minh hiện công tác tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1. Là cây viết thuộc lực lượng CAND nên tác phẩm của anh luôn thể hiện sự thấu hiểu sự hy sinh thầm lặng của đồng chí, đồng đội trên mặt trận phòng chống tội phạm. Câu chuyện truyền thanh " Hoa đá" do Thành Lê chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Bùi Tuấn Minh thể hiện rõ điều này. " Hoa đá" là 1 trong 17 truyện ngắn thuộc tập truyện " Đỉnh Kinh" của Bùi Tuấn Minh do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành cuối năm 2024.

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN  ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

(ANTV) - Sáng ngày 6/2/2023; một trận động đất có độ lớn 7,8 richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng bao gồm cả Syria. Đây là thảm họa khủng khiếp nhất trong vòng gần một thế kỷ qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Trước sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất, ngày 9/2, Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn công tác gồm 24 thành viên là những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tinh nhuệ nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân và hỗ trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam cử Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ quốc tế tại một khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.

KỲ 1: NHỮNG “SỨ GIẢ” HOÀ BÌNH TRÊN VÙNG ĐẤT NAM SUDAN

KỲ 1: NHỮNG “SỨ GIẢ” HOÀ BÌNH TRÊN VÙNG ĐẤT NAM SUDAN

(ANTV) - Thưa các bạn! Cách Việt Nam hơn 8000km, sau 13 năm độc lập, Cộng hòa Nam Sudan vẫn là quốc gia nghèo nhất châu Phi, người dân khốn khổ, oằn mình bởi hậu chiến, dịch bệnh, lũ lụt, hạn hán…. Trước tình trạng khủng hoảng nhân đạo ngày càng leo thang, bất bình đẳng gia tăng, xung đột dai dẳng; 50 nước trong đó có Việt Nam đã cử sỹ quan cảnh sát tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình ở quốc gia này. Tính từ tháng 10/2022 đến nay, 4 tổ công tác, 12 sỹ quan công an Việt Nam đã lên đường sang Nam Sudan.

TỪ NĂM 2025, XE ĐƯA ĐÓN HỌC SINH PHẢI CÓ CAMERA, THIẾT BỊ CẢNH BÁO CHỐNG BỎ QUÊN TRẺ

TỪ NĂM 2025, XE ĐƯA ĐÓN HỌC SINH PHẢI CÓ CAMERA, THIẾT BỊ CẢNH BÁO CHỐNG BỎ QUÊN TRẺ

Tiêu điểm ANTT 03/01/2025

(ANTV) - Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định xe ôtô kinh doanh vận tải chở học sinh, trẻ em mầm non hoặc xe ôtô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh, trẻ em mầm non và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe. Vì sao phải có quy định này? Thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe hữu ích và cần thiết như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.

Bản lĩnh thép của người chiến sỹ Công an nhân dân

Bản lĩnh thép của người chiến sỹ Công an nhân dân

(ANTV) - Rắn rỏi, năng động và đầy nhiệt huyết – đó là ấn tượng đầu tiên khi gặp Thiếu tá Nguyễn Phương Anh, cán bộ Phòng An ninh Chính trị Nội bộ (PA03), Công an tỉnh Lạng Sơn. Nhắc đến anh, không ai không biết, bởi anh là một chiến sĩ vừa xuất sắc trong công việc, vừa để lại dấu ấn đậm nét với bảng thành tích đồ sộ về giải thưởng và huy chương trong lĩnh vực thể thao.

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Phía sau bản án 13/11/2024

(ANTV) - Ngày 28/10, Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá một vụ đánh bạc với quy mô lớn tại huyện Văn Lãng, bắt giữ hơn 30 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành. Sới bạc hoạt động tinh vi, ẩn mình trong ngôi nhà giăng thép có hệ thống đường hầm kiên cố. Vụ việc khiến dư luận xôn xao bởi tính chất phức tạp và các phương thức tinh vi đối phó với lực lượng chức năng.

Xem thêm