(ANTV) - Dự án xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức, khởi công từ năm 2014, đã gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc nhà thầu tạm dừng thi công từ tháng 01/2021. Thông tin được đăng tải trên báo Công an nhân dân.
Nỗ lực đưa dự án cơ sở 2 bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức vào hoạt động trong năm 2025
Trong năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác liên ngành do Bộ trưởng Bộ Y tế làm Tổ trưởng, cùng lãnh đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tư pháp, Tài chính tham gia, nhằm tháo gỡ vướng mắc cho dự án. Từ tháng 2/2023 đến nay, Chính phủ và các Bộ, ngành đã tổ chức hơn 20 cuộc họp để tìm giải pháp.
Đến đầu tháng 11/2024, các nhà thầu đã tiếp tục thi công trở lại. Bộ Y tế cam kết sẽ hoàn thành và đưa hai cơ sở này vào hoạt động trong năm 2025. Đồng thời, ngày 08/01, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức, nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Đầu tư nhà ở xã hội - còn xa so với mục tiêu 1 triệu căn
Dù đã có những chuyển biến tích cực trong việc phát triển nhà ở xã hội, mục tiêu xây dựng 1 triệu căn vào năm 2030 vẫn còn xa vời. Số lượng căn hộ nhà ở xã hội hoàn thành trong 4 năm qua tương đối khiêm tốn. Thông tin được đăng tải trên báo Lao động.
Việc triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cũng gặp khó khăn. Đến nay, các ngân hàng mới cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó chỉ có 8 dự án được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự chậm trễ này bao gồm thủ tục đầu tư phức tạp, chính sách ưu đãi chưa đủ hấp dẫn và sự thiếu quan tâm từ một số địa phương.
Để đạt được mục tiêu đề ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương trong việc rà soát quy hoạch, cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy giải ngân các gói tín dụng ưu đãi. Với tiến độ thực hiện hiện tại, nhiều người lo ngại, mục tiêu đến năm 2030 xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội còn xa vời.
Tìm giải pháp phù hợp cho kiểm định khí thải xe cơ giới
Thông tư 47/2024/TT- BGTVT quy định trình tự, thủ tục kiểm định xe mô tô, xe gắn máy có hiệu lực từ 1/1/2025. Đây được xem là giải pháp quan trọng nhằm giảm áp lực lên hạ tầng giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Thông tư 47/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định, xe mô tô, xe gắn máy dưới 5 năm được miễn kiểm định khí thải. Đối với xe mô tô, xe gắn máy có thời gian sản xuất trên 5 năm đến 12 năm, chu kỳ kiểm định khí thải định kỳ là 24 tháng, sản xuất trên 12 năm, chu kỳ kiểm định khí thải định kỳ là 12 tháng.
Trường hợp xe mô tô, xe gắn máy trong cơ sở dữ liệu không có thông tin về ngày xuất xưởng thì tính từ ngày 31/12 của năm sản xuất xe. Việc kiểm định khí thải xe máy được cho là cần thiết để giảm ô nhiễm môi trường, nhưng cần có lộ trình và chính sách hỗ trợ phù hợp để tránh ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Hà Nội đề xuất dành 550 tỷ đồng để hồi sinh sông Tô Lịch
UBND TP Hà Nội vừa gửi kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, đề xuất đầu tư khoảng 550 tỷ đồng từ ngân sách để xây dựng công trình khẩn cấp, bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường. Thành phố cam kết hoàn thành dự án trước tháng 9/2025.
Việc bổ sung nước từ sông Hồng nhằm duy trì dòng chảy và cải thiện môi trường cho sông Tô Lịch, đặc biệt trong mùa khô khi sông có nguy cơ cạn nước và ô nhiễm. Phương án khả thi được đề xuất là đặt trạm bơm tại sông Hồng để lấy nước, sau đó dẫn qua hệ thống ống dẫn về sông Tô Lịch, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc bổ sung nước. Việc triển khai dự án này được coi là cấp bách để khôi phục và duy trì cảnh quan, môi trường của sông Tô Lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và bảo vệ môi trường của thành phố.
(ANTV) - Qua thực tế cho thấy, các chiêu trò lừa đảo việc nhẹ, lương cao không phải là mới, thế nhưng tình trạng này vẫn đang có những diễn biến phức tạp, vẫn có nhiều nạn nhân tin theo những lời quảng cáo về cơ hội đổi đời, việc nhẹ lương cao để rồi cùng rơi vào bẫy lừa đảo, bị ép buộc trở thành những lao động bất hợp pháp ở nước ngoài.
(ANTV) - Trong khuôn khổ chuyến thăm Pháp, ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken ngày 8/1 đã các cuộc hội đàm với giới chức lãnh đạo nước chủ nhà để thảo luận về nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, đặc biệt là tình hình Ukraine và Trung Đông.
(ANTV) - Chính phủ Cộng hòa Chad cho biết hôm 8/1, các tay súng đã tấn công vào khu phức hợp Tổng thống tại thủ đô N'Djamena, khiến 1 nhân viên an ninh thiệt mạng, cùng một số người khác bị thương. Lực lượng an ninh đã tiêu diệt 18 đối tượng.
(ANTV) - Các đám cháy rừng đang bùng phát ngày một dữ dội trên khắp khu vực Los Angeles, bang California của Mỹ. Đến nay, cháy rừng đã khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, phá hủy hàng trăm ngôi nhà và hơn 100.000 người được lệnh phải sơ tán. Tình hình trở nên khó khăn hơn khi thời tiết hanh khô, thiếu nước và gió thổi mạnh một cách bất thường.
(ANTV) - Sau gần 60 năm đóng cửa, một ngôi trường nhỏ trên một hòn đảo xa xôi Kaprije của Croatia đã mở cửa trở lại. Chẳng khác gì nhiều so với các ngôi trường khác với phòng học, bàn ghế, bảng viết; thế nhưng ngôi trường này lại có một điểm đặc biệt, đó là chỉ có duy nhất một học sinh.
(ANTV) - Năm 2024 ghi dấu những thành tựu nổi bật của lực lượng Công an Nhân dân (CAND) trong nhiều lĩnh vực, thể hiện vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước.
(ANTV) - Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị từ 13 năm đến 15 năm 6 tháng tù; Bắt đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Truy xét nhanh đối tượng dùng hung khí cướp tài sản; Bắt 3 đối tượng liên quan đến súng đạn và ma túy; Bắt quả tang các đối tượng vận chuyển gần 25.000 bao thuốc lá lậu...Là những tin tức ANTT nổi bật 24h qua.
(ANTV) - Mới đây, TP.Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch. Tổng mức đầu tư khoảng 550 tỷ đồng bằng ngân sách Hà Nội. Nếu được chấp thuận, TP.Hà Nội cam kết hoàn thành trước T9/2025. Việc hồi sinh sông Tô Lịch không phải là câu chuyện cũ, mà đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần với quyết tâm làm sống lại dòng sông này.
(ANTV) - Từ ngày 1/1 vừa qua, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực thực thi trong cuộc sống, cùng ngày, Nghị định 168 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng có hiệu lực. Việc xử lý nghiêm là một trong những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu để giảm thiểu vi phạm, giảm thiểu nguy cơ xảy ra TNGT và thiệt hại do TNGT gây ra. Những điều này đã tác động mạnh mẽ đến ý thức, văn hóa tham gia giao thông của người dân.
(ANTV) - Có thể thấy ngay trong những ngày đầu năm mới 2025 đã có rất nhiều quy định mới đi vào đời sống. Bên cạnh việc xử lý vi phạm ATGT được xiết chặt hơn, vấn đề môi trường cũng có thêm quy định mới. Cụ thể, bắt đầu từ ngày 1/1/2025 Nghị định 45/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường chính thức có hiệu lực.