Thứ Sáu, 20/09/2024 04:59 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Nhân chứng & sự kiện

Nữ chiến sĩ kiên trung của Ban An ninh Quảng Đà

15 tuổi tham gia cách mạng

Chúng tôi có dịp gặp anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Xoa trong ngôi nhà hai gian được xây kiên cố nhìn thẳng ra sông Thu Bồn, đoạn gần Vịnh Cửa Đại thuộc khu phố 2, Thị trấn Nam Phước huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nhìn người phụ nữ tuổi đã ngoài 60 nhưng không giấu được sự nhanh nhẹn, can trường của người nữ đội trưởng đội an ninh vũ trang năm nào. Dù khuôn mặt in hằn dấu vết của bom đạn, nhưng người phụ nữ vóc dáng cao, gầy mà thẳng tắp không hề thấy mình bị thiệt thòi, trong câu chuyện với chúng tôi, từng câu, từng chữ bà kể đều thấm đượm sự tự hào khi được góp sức mình cho cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc. Bà Nguyễn Thị Xoa kể: “Bối cảnh ở đây thời ấy, vùng này là vùng bị địch chiếm đóng mà gia đình là gia đình cách mạng, nên mình có truyền thống cách mạng, các bác ở thế hệ đi trước thời mà tôi mới mười mấy tuổi là các bác hoạt động bí mật, hoạt động trong đêm, mấy hôm các bác mới về một lần. Biết mình là con nhà cách mạng nên các bác mới tìm đến để tuyên truyền giáo dục, thế là mình cũng có lý tưởng, có ba mình đi tập kết, đi cách mạng, nên mình cũng theo ổng”

Năm ấy là năm 1964, Nguyễn Thị Xoa mới 15 tuổi bởi lòng yêu nước, bởi lòng căm thù giặc hay bởi muốn được gặp, được chiến đấu cùng người ba anh dũng của mình Xoa cũng không nhớ nữa, chỉ biết rằng: con đường cách mạng ấy cô gái 15 tuổi Nguyễn Thị Xoa muốn được đi theo, muốn được công hiến hết mình. Thế là ban ngày Xoa vừa đi học, vừa rải truyền đơn; đêm đến lại làm giao liên dẫn các chiến sĩ cách mạng tập kết quân thù. Đầu năm 1965, trên đường đi rải truyền đơn chị bị chính quyền ngụy bắt nhốt ở quận lỵ. Nhưng “vườn rộng, rào thưa, khó đuổi gà” với một cô gái sinh ra và lớn lên ở vùng quê Duy Xuyên, nắm rõ địa bàn trong lòng bàn tay, lại thêm thường xuyên làm giao liên dẫn đường cho bộ đội, Nguyễn Thị Xoa dễ dàng trốn thoát và ra vùng giải phóng đi tìm cách mạng, đi tìm cha. Đến năm 1966, chị được cách mạng giao nhiệm vụ  làm Xã đội trưởng, Bí thư Chi đoàn thanh niên và thường xuyên được lãnh đạo huyện đưa đi tuyên truyền cho chị em nữ du kích tham gia cách mạng. Cũng trong thời gian ấy, sau nhiều lần giáp lá cà đánh địch, Nguyễn Thị Xoa bị thương mà vết thương nặng nhất ở vùng mặt, khiến một bên mặt người thiếu nữ 17 tuổi không còn nguyên vẹn. Anh hùng Nguyễn Thị Xoa kể: “Đây là trung tâm huyện lỵ, đồn bồn dày đặc, sông ngòi, nhiều con sông và nhiều đồn bốt, nên hoạt động ở đây gian khổ lắm, không dễ gì sống nổi đâu. Tôi bị thương lần đầu tiên là năm đó bước qua 17 tuổi, Đảng bộ cũng vận động cho đi ra bắc để điều trị, vì mình bé quá mà, người ta thấy tội. Nhưng nói chung là khí thế của những người thanh niên Việt Nam ở miền Nam không ai muốn đi ra Bắc làm gì, ai cũng muốn ở lại đây chiến đấu và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Nên nói với lãnh đạo là cho ở lại, đến khi nào không chiến đấu được mới đi, nếu còn sống, chứ còn sống là còn ở lại”

Cùng đồng đội diệt ác phá kiềm

Đầu năm Mậu Thân 1968, Nguyễn Thị Xoa được Huyện ủy điều về làm Đội trưởng Đội trinh sát an ninh vũ trang huyện Duy Xuyên, chuyên làm nhiệm vụ cùng với anh em trong đội luồn sâu vào vùng địch diệt những tôn ác ôn khét tiếng, phá kiềm. Hoạt động cách mạng của chị chuyển từ công khai hợp pháp sang hoạt động bí mật, nhưng tính chất công việc nguy hiểm hơn nhiều lần, thường xuyên phải đối mặt với cái chết trong gang tấc.  “Thời đó tôi còn làm ở địa phương, ở xã đội, đánh liên tục, ngày nào cũng diễn ra hai ba trận, cư địch ta giáp mặt khoảng mấy chục mét mình đánh nó rút lui, rút lui thì chiều nó lại quay đánh mình. Thì cứ làm miết liên tục. Còn đến năm 68, Thường vụ huyện ủy điều mình về an ninh, Đội trưởng Đội trinh sát, lúc đó không còn đi đánh lặt vặt nữa, nhiệm vụ lúc ấy chủ yếu là diệt ác, phá kiềm, bảo vệ lãnh đạo, nhiệm vụ chính là như thế, diệt ác là diệt những tên có nợ máu với nhân dân, thì mình diệt nó” – Anh hùng LLVT Nguyễn Thị Xoa kể.
Đội trinh sát an ninh vũ trang do Nguyễn Thị Xoa làm đội trưởng đã dũng cảm luồn sâu, bám sát trong lòng dịch để diệt ác, trừ gian. Cùng với những trận diệt ác phá kềm ở các khu Tây, ở khu Trung và khu Đông, bọn ác ôn phản động, lính Mỹ, lính ngụy đều bị trừng trị. Từ cái chết của những tên đại việt gian như Nguyễn Nhu - Chủ tịch hội đồng kiêm bí thư xã bộ Quốc dân đảng Xuyên Quang hay những tên ác ôn như: Nguyễn Quang Quế, Đoàn Ít, tình báo Lợi ở Xuyên Châu… hay những trận đánh lớn, đánh vào Trung tâm cảnh sát Xuyên Châu (năm 1974)… nhưng trận đánh nối tiếp nhau của lực lượng An ninh đã làm cho Mỹ, ngụy ở Duy Xuyên run rẩy, lo sợ và đã gây tiếng vang khắp mặt trận Quảng Đà trong những năm 1965 đến năm 1975. Trong rất nhiều trận đánh đó, anh hùng Nguyễn Thị Xoa kể cho chúng tôi nghe về trận đánh đầu tiên khi chị giữ chức Đội trưởng đội trinh sát vũ trang: thủ tiêu tên ác ôn Nguyễn Quang Quế vào năm 1968

Phóng viên: Thưa bà, được biết, nhiệm vụ đầu tiên mà Đội trinh sát vũ trang huyện Duy Xuyên nhận được là tiêu diệt tên ác ôn Nguyễn Quang Quế, hoàn cảnh lịch sử lúc đó ra sao?

Bà Nguyễn Thị Xoa: Tên này chức thì không to lắm, nhưng nó rất ác, vùng này dân nó xúc tất ra ở khu dồn hết, nên người ta về với cách mạng không về được, mà cách mạng cũng không ra được, các đồng chí hoạt động ở khu vực này thường xuyên bị đói rét, không xây dựng được phong trào trong vùng địch. Dân bức xúc lắm, Nên khi dân có hướng về lại làng quê làm vườn, người ta có mang theo thức ăn, để họ có thể tiếp tế cho cách mạng, cung cấp tin tức ngoài đó cho cách mạng thì cái thằng này nó bắt, nó đánh họ, tên là nó Quế, Nguyễn Quang Quế. Nó ác ôn lắm, thế là phong trào ở đây ác ôn lắm, phong trào chìm luốn lắm, không hoạt động được, về mình mới xin ý kiến lãnh đạo cho diệt thằng này, thế là các bác đồng ý

Phóng viên: Sự tinh vi của tên ác ôn này như thế nào và phương án tiêu diệt tên ác ôn này đã được chúng ta tính toán ra sao, thưa bà Nguyễn Thị Xoa?

Bà Nguyễn Thị Xoa: Thằng này nó khôn lắm, nó không bao giờ ngủ ngoài đồn, khi hết giờ làm việc mà nó về ở với nhân dân, cái khu dồn đó diện tích chừng này thôi mà mấy chục người ở trong đó, nó cũng vào trong đó, chứ nó mà ngủ trong đồn là nó sẽ chết nhanh. Bây giờ cơ sở người ta báo là đêm nào nó cũng về nó ngủ ở nhà, đêm nào nó cũng về ngủ, hôm đó khoảng 1h đêm, 3 đồng chí: đồng chí Tùng, Lễ và tôi, trong đêm bữa mò được ra đó, theo dõi, quy luật đi lại biết nhà đó rồi. Phân công đồng chí Lễ gác ở ngoài sân, còn tôi vào mở cửa, cái cửa bằng phên vách thôi, anh Tùng là người trực tiếp đánh nó, anh to con vì hồi ấy mình mới có 18, 19 tuổi, còn anh lớn, to con hơn mình. Khi mở cửa vào tôi hô lên một tiếng: Quế đâu, để đồng chí Tùng nhận diện ra nó, nó thì nghe thấy thế nó giật mình luôn, vì phản xạ của tên địch là luôn luôn đề phòng, thế là anh Tùng nhìn ra nó, biết nó là thằng Quế này rồi, nên anh áp sát vào đánh tay không luôn

Phóng viên: Vì sao khi ấy tổ công tác của mình lại sử dụng phương án đánh tay không để tiêu diệt đối tượng Nguyễn Quang Quế, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Xoa: Không nổ súng được vì dân cư trong các nhà đông lắm, thứ hai là sát vách của đồn địch, nổ súng là nó sáp vào đánh dân mình chết hết, nên đánh bằng tay không. Mà thằng này nó to con lắm, nó khỏe mà còn có võ nữa, hai ông đánh, khi đó ông Tùng đánh không lại thì tôi mới lao vào, giật chân nó, nó mới thất thế

Phóng viên: Sau khi diệt được tên Nguyễn Quang Quế, hiệu quả cách mạng lớn nhất là gì, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Xoa: Sau trận này, phong trào ở đây bọn lính nó gờm, nhân dân mới dễ thở, người ta mới về lại vùng tranh chấp này người ta đóng vai làm vườn, tiếp tế được cho cộng sản. rồi tình hình của địch hoạt động trong đó ra sao là mình cũng nắm được, rồi cách mạng về lại khu dồn đó để hoạt động, xây dựng mạng lưới cơ sở ở trong đó cho dân thì cũng rất dễ dàng. Diệt thằng này có tác dụng như vậy, thế thì từ đây phong trào từ đó cũng lên, nó cũng khỏe bớt.

Nguyễn Thị Xoa - nữ chiến sỹ trung kiên của Ban An ninh Quảng Đà

Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần”

Từ năm 1969 đến năm 1972, Đặc khu ủy Quảng Đà đã lãnh đạo chống đánh phá, bình định của quân đội Mỹ - ngụy, tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực của địch, phá vỡ các khu dồn dân, mở rộng vùng giải phóng; tạo được thế đứng chân vững chắc ở đồng bằng, nông thôn; từng bước làm thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ; góp phần thắng lợi trong việc ký kết Hiệp định Paris ngày 27-1-1973. Cùng với khí thế sục sôi của toàn khu, ở mặt trận Duy Xuyên, Quảng Nam, Đội trinh sát an ninh vũ trang vẫn ngày đêm bám sát, theo dõi và tiêu diệt từng tên địch, có nợ máu với cách mạng.

Không chỉ tiêu diệt những tên ác ôn, Nguyễn Thị Xoa cùng đồng đội là các chiến sỹ trinh sát an ninh "xuất quỷ nhập thần" còn tiêu diệt không ít tình báo của địch. Điển hình là trận đánh ngày 29/8/1969 chị Xoa và 2 đồng chí An ninh mật cải trang làm người cắt cỏ và giữ vịt, chặn đường tiêu diệt tên Đoàn Ít - tình báo tiểu khu Quảng Nam ngay trên đường Quốc lộ 1A ngay giữa ban ngày. Chị Xoa còn nhớ rõ, thời gian đó, Đoàn Ít làm tình báo của tiểu khu Quảng Nam, phụ trách hệ thống mạng lưới tình báo của địch từ Hội An đến Tam Kỳ. Được phân công tiêu diệt tên ác gian này, Nguyễn Thị Xoa và 2 đồng đội là trinh sát an ninh huyện Duy An là các anh Chín và Hiệu, được bố trí ngay tại địa phận cống Hai, huyện Duy Xuyên. Sau khi 2 anh Chín và Hiệu vào Tam Kỳ nắm tình hình và biết chắc tên Ít sẽ xuất hiện trên trục quốc lộ 1 từ Tam Kỳ ra Hội An vào khoảng từ 14h đến 16h. Chị Xoa và các anh đã cải trang thành nông dân đi làm đồng để đón lõng tên Ít tại cống Hai. Điều rất khó khăn là ở ngay gần đó có một đơn vị Nam Hàn đang làm cầu; phía trong lại là đồn Bà Rén – nơi đóng quân của hàng trăm quân ngụy. Theo phương án tính toán, là có thể diệt tên Đoàn Ít tại cống Hai, nhưng làm sao có thể tránh được tầm quan sát của đám lính Nam Hàn trong khi rút lui. Mọi kế hoạch tác chiến đã được bàn bạc cẩn thận: Trong trận này, chị Xoa là người chỉ huy trực tiếp. Bản thân chị cải trang thành nữ thanh niên đi gánh bội, cắt cỏ ngay trên bờ ruộng. Xoa chỉ giấu trong người một khẩu súng ngắn. Anh Chín vác cây sào dài, đóng vai một người đi chăn vịt. Anh Hiệu trông giống như những người dân quê đi đập đất. Đúng như kế hoạch đã dự kiến, khi chiếc xe máy của Đoàn Ít tiến vào vị trí phục kích của cả tổ trinh sát. Nhanh như chớp, trinh sát Chín dùng cây sào chọc ngang bánh xe phía sau của tên Ít, Đoàn Ít bị ngã lăn ra đường. Anh Hiệu nhanh chóng lao tới dùng chiếc vồ đập đất tấn công Đoàn Ít. Ngay lúc đó, Xoa từ dưới ruộng vọt lên rút khẩu súng ngắn kết liễu đời tên tình báo ngụy. Xong việc cả tổ tịch thu ngay khẩu súng ngắn của tên Ít và ôm gọn số tài liệu tình báo của về giao cho đơn vị.

Ngay giữa ban ngày, giữa hằng hà quân địch và lính Nam Hàn đang ở gần vậy mà bọn địch chỉ nghe thấy tiếng súng nổ, nhưng chúng không thể nào phát hiện ra, và không thể ngờ sự tấn công táo bạo, dũng cảm của "các nông dân" đang cắt cỏ, chăn vịt, đập đất hiền lành kia được. Sau cái chết của Đoàn Ít, bọn lính chuyên đi phục kích, gài mìn dọc hai bên quốc lộ 1 càng trở nên hoang mang. Chúng luôn luôn bị ám ảnh về số phận của những kẻ gây nên tội ác

 

Sự gan dạ, dũng cảm của Đội trinh sát an ninh vũ trang huyện Duy Xuyên nức tiếng một vùng ngày ấy còn được kể đến với chiến công tiêu diệt một trung đội lính ngụy mà trực tiếp tiêu diệt địch chỉ trinh sát Nguyễn Thị Xoa và một người đồng đội tên  Chinh. Anh hùng Nguyễn Thị Xoa kể lại: “Hôm đó là buổi sáng cỡ sớm hơn bây giờ, khoảng 8h sáng, bọn địa phương quân nó xuống hoạt động, gần trưa nó về quận lỵ nó ở, mình theo dõi hoạt động của nó, bọn lính nó xuống nó ngồi quanh gốc đa ngồi, gần 30 thằng, mình thấy đông rồi, mình mới đánh mình, rồi thả bom rần rần, mình cứ thế ngồi trên cây đa mà đánh, thế là nó chết hết, mà chỉ có hai anh em thôi”

AHLLVT Nguyễn Thị Xoa bảo: kể lại những câu chuyện thì tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực tế đánh trận không đơn giản một chút nào. Các câu chuyện đánh địch tuy nói rằng đánh đơn lẻ, bởi yếu tố bí mật, bất hợp pháp, nhưng kế hoạch phối hợp trong ngoài đã được lên rất kỹ càng. Như vụ diệt trung đội địch ở cây đa thị trấn, nhìn thì có vẻ hai trinh sát đánh đơn độc, nhưng thực tế, chỉ cách đó tầm 500m, bộ đội địa phương đã phục sẵn, nếu có bất cứ sự cố gì sẽ đánh yểm hộ. Do đó, khi đồng chí Xoa và đồng chí Chinh đã sử dụng hết lựu đạn thì có thể nhanh chóng thoát khỏi hiện trường, bộ đội nấp ở dưới vùng lên, đánh tan tành số lính ngụy còn sót lại, gây tâm lý hoảng loạn cho địch.
Ám ảnh bởi đồng đội hy sinh ngay trên tay mình

Có đến hàng chục, hàng trăm trận đánh mà mỗi người lính ở chiến trường Duy Xuyên, Quảng Nam phải trải qua vào những năm 1960, đầu 1970 của thế kỷ trước. Nhưng, có lẽ ám ảnh nặng nề nhất của bất cứ người lính nào, đặc biệt là người nữ trinh sát khi bước qua những cuộc chiến đấu, khi sống trong mưa bom, bão đạn, chính là việc chứng kiến sự hy sinh của đồng đội mình. Nguyễn Thị Xoa đã từng chứng kiến quá nhiều sự hy sinh, nhưng cho đến giờ, khi kể lại về sự hy sinh của đồng chí Nguyễn Công Lanh, Đội trưởng Đội du kích địa phương, người nữ trinh sát ấy vẫn còn cảm thấy nghẹn ngào: bởi anh hy sinh khi ngày giải phóng đã cận kề, Bắc – Nam sắp nối liền: “Đơn vị có gần 100 đồng chí, nhưng hy sinh hết 7 mấy đồng chí rồi, mình kể một trận hôm đó đi công tác về, trên đường về qua một làng, làng đó là cách mạng hết, nhưng mà địch phục kích lúc không biết, vừa về đến đầu làng, anh Lanh đi trước mình, nó bắn anh ngã luôn, rồi hai bên đánh nhau, rồi nó rút chạy, khi tiếng súng im, quay trở lại thì anh đã tắt thở rồi”.

Thấy đồng đội bị bắn, bị thương, nhưng thời điểm ấy không thể di chuyển đồng đội đến nơi an toàn để chữa trị, cũng không thể quay đầu, người nữ trinh sát ấy đã quay nòng súng, chiến đấu với quân thù, đến khi tiếng súng im thì đồng đội đã hy sinh. Sự hy sinh của đồng đội, tuy đau đớn, ám ảnh nhưng lại giống như một ngọn lửa hun đúc thêm ý chí chiến đấu, chống quân thù, Nguyễn Thị Xoa đã tự hứa với lòng, phải chiến đấu hết mình, chiến đấu cả phần của những đồng đội đã hy sinh anh dũng, làm nên những chiến công vang dội. Những chiến thắng dồn dập của quân và dân ta trên khắp chiến trường miền nam cuối năm 1974 đầu năm 1975 làm cho quân địch suy sụp, tạo thời cơ chiến lược để Trung ương Đảng quyết định giải phóng miền nam trong năm 1975.

Với khí thế tấn công thần tốc, trưa ngày 29-3-1975, lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam phất phới tung bay trên nóc Tòa Thị chính. Ngay sau khi giải phóng, Đặc khu ủy Quảng Đà chỉ đạo tốt an ninh trật tự, nhanh chóng ổn định tình hình để không xảy ra nạn đói, cướp bóc; làm tốt việc đăng ký, quản lý, giáo dục ngụy quân, ngụy quyền, các đảng phái chính trị phản động; chỉ đạo tốt việc cung cấp nhân tài vật lực phục vụ tiếp việc tấn công giải phóng các tỉnh phía nam và thành phố Sài Gòn - Gia Định, thống nhất đất nước. Đặc khu Quảng Đà, đặc khu duy nhất ở chiến trường Khu 5 và thứ hai của miền nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trong một thời kỳ lịch sử đầy ác liệt nhưng đầy sáng tạo, phi thường trong những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của những Đội trinh sát an ninh vũ trang như Duy Xuyên và những cá nhân gan dạ, kiên trung như nữ trinh sát Nguyễn Thị Xoa

Bình dị giữa thời bình

Trong khó khăn gian khổ, người dân Duy Xuyên luôn một lòng trung trinh với  cách mạng. Nơi ấy đã sinh ra và cung cấp cho lực lượng Công an những người con trung với Đảng, hiếu với dân, thề chiến đấu hy sinh, quyết không khuất phục trước kẻ thù, không chịu đầu hàng lùi bước trước khó khăn… Đối với anh hùng Nguyễn Thị Xoa, sau khi đất nước thống nhất; tháng 7/1975 chị về làm công tác thi đua ở Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng sau đó đi học pháp lý ở Hà Nội. Năm 1981 chị về lại Duy Xuyên làm công tác Thanh tra và giữ chức vụ Phó ban Thanh tra huyện và nghỉ hưu từ năm 1989. Hiện nay được hưởng chế độ thương binh hạng 1/4.

Chiến tranh đã đi qua, những chiến sĩ An ninh dũng cảm ngày ấy như Nguyễn Thị Xoa đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, nhiệt huyết cho cách mạng. Trên khuôn mặt của o trinh sát trẻ Quảng Đà ngày ấy bây giờ đã bị phần nào biến dạng bởi những vết thương tích trong những trận chiến đấu với quân thù. Trong căn nhà nhỏ nằm ven đường, hằng ngày hai mẹ con chị Xoa vẫn lặng lẽ đùm bọc nhau.Có người nói, chị ấy anh dũng và gan dạ trong thời chiến là thế, nhưng trong thời bình lại giản dị và nhân hậu. Ai ai cũng mến yêu và kính phục những gì mà o trinh sát nhỏ năm nào cống hiến cho Tổ quốc. Còn cậu con trai tên Hà Đức Bình năm nay đã trưởng thành, lập gia đình, kiếm được tiền nuôi mẹ. Bình chia sẻ: “Thật sự tôi thấy rất vinh dự khi mẹ tôi là người anh hùng của dân tộc, những vết thương của mẹ khi thời tiết thay đổi luôn bị đau, tôi cảm thấy rất xót xa, nhưng cũng biết rằng đó là mẹ đã hy sinh để cho chúng tôi có được ngày hôm nay, nên tôi càng cảm thấy tự hào về mẹ”

Sinh ra ở vùng quê vinh dự hai lần được phong tặng danh hiệu anh hùng: huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Xoa đã sống và hy sinh hết những năm tháng tuổi trẻ của mình cũng tại nơi đây. Nên trong thời bình, mong muốn lớn nhất của bà là được sống bình dị bên con cháu, được tham gia các hoạt động xã hội, cùng những người đồng đội trong Hội cựu chiến binh của huyện, góp sức mình, giáo dục cho con cháu về truyền thống vẻ vang của dân tộc, để thế hệ sau có thể trân trọng, giữ gìn những gì mà cha ông đã cống hiến, hy sinh./.

Mai Hoa

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Học viện Chính trị CAND khai giảng năm học 2024-2025: Quyết tâm đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo

Học viện Chính trị CAND khai giảng năm học 2024-2025: Quyết tâm đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo

(ANTV) - Trong không khí rộn ràng của mùa thu, chiều ngày 05/9/2024, Học viện Chính trị CAND long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước khởi đầu mạnh mẽ cho thầy và trò Học viện. Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy CATW, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(ANTV) - Là đơn vị vinh dự được trực tiếp bảo vệ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các chuyến công tác tại địa phương và nước ngoài; trong các hoạt động, sự kiện quan trọng của đất nước; bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ nén đau thương, với tấm lòng tri ân, thành kính đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ Quốc tang.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

(ANTV) - Trong lực lượng Cảnh vệ, cùng với sĩ quan bảo vệ tiếp cận, còn có 02 đơn vị vinh dự, may mắn được làm việc và thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là Trung đoàn 600 và Phòng Bảo vệ Trụ sở Trung ương Đảng và Quốc hội - 02 đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư. Với những CBCS công tác tại 2 đơn vị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với CBCS lực lượng Cảnh vệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với CBCS lực lượng Cảnh vệ

(ANTV) - Trong những ngày cả nước tiếc thương trước sự ra đi của người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đốt lò vĩ đại - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động nén đau thương, với tấm lòng tri ân thành kính, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cao cả, đáp lại tình cảm và sự quan tâm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho đơn vị.

Từ 1/1/2025, giấy phép lái xe có 12 điểm, nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm

Từ 1/1/2025, giấy phép lái xe có 12 điểm, nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm

(ANTV) - Theo quy định mới của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, từ ngày 1/1/2025, sẽ trừ điểm trên giấy phép lái xe của người vi phạm. Với thang 12 điểm, mỗi lần lái xe vi phạm luật, số điểm này sẽ bị trừ tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Điểm trừ sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết. Trường hợp giấy phép lái xe khi bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo loại giấy phép lái xe đó. PV Như Quỳnh có cuộc trao đổi với Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh - Phó Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an.

Kỳ 1: Nhốn nháo thị trường chất cấm xyanua

Kỳ 1: Nhốn nháo thị trường chất cấm xyanua

(ANTV) -Xyanua là một loại chất độc rất mạnh, được hấp thụ nhanh qua đường tiêu hóa, niêm mạc, và đường hô hấp, sau đó phân bổ nhanh vào cơ thể và gây ngộ độc; một liều rất nhỏ cũng có thể gây tử vong. Thế nhưng, việc mua bán loại chất cấm này lại rất dễ dàng. Thậm chí, người dân có thể đặt mua số lượng lớn và nhận hàng ngay tại nhà.

TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VIỆT THÀNH- NGƯỜI ANH HÙNG TÀI TRÍ CỦA QUÊ HƯƠNG TIỀN GIANG

TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VIỆT THÀNH- NGƯỜI ANH HÙNG TÀI TRÍ CỦA QUÊ HƯƠNG TIỀN GIANG

(ANTV) - Gần 80 tuổi; Trung tướng- Anh hùng LLVTND Nguyễn Việt Thành- Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, Bộ Công an; Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng; người từng là Trưởng ban chỉ đạo chuyên án triệt phá băng nhóm xã hội đen lớn nhất Việt Nam do Năm Cam cầm đầu vẫn minh mẫn lạ thường. Cầm súng đánh giặc từ năm 14 tuổi, 7 lần bị thương trong kháng chiến chống Mỹ; bản lĩnh và sự dũng cảm, tài trí của Trung tướng Thành tiếp tục được khẳng định sau này qua những chiến công xuất sắc trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Cuộc đời Trung tướng Nguyễn Việt Thành giống như một thước phim quay chậm mà ở đó, người ta thấy được phần nào những ký ức lịch sử- những năm tháng chống Mỹ hào hùng của vùng đất Nam Bộ. Ở đó, có tư cách và khí chất cao đẹp của người cán bộ cách mạng, người sỹ quan công an, người anh hùng của quê hương Chợ Gạo, Tiền Giang.

Xem thêm