Thứ Bảy, 16/11/2024 02:29 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Tiêu điểm ANTT

Kỳ 4: Kế hoạch 420 – ‘Tấm lá chắn’ cho rừng Mường Nhé

Nắm giữ hơn 71.000 ha rừng, Mường Nhé là địa phương có độ che phủ rừng lớn nhất tỉnh Điện Biên. Toàn bộ rừng của huyện vùng cao này đều thuộc rừng phòng hộ xung yếu cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, câu chuyện giữ rừng ở Mường Nhé trở nên nóng hơn bao giờ hết do nạn di cư tự do vào địa bàn. Đề án 79 của Thủ tướng chính phủ được thực hiện từ năm 2011 nhằm sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đề án được kì vọng đến năm 2015 sẽ giải quyết vấn nạn di cư tự do và phá rừng trái phép ở Mường Nhé, Điện Biên. Thế nhưng, đến nay đề án 79 vẫn không có hiệu quả. Nạn phá rừng vẫn diễn ra và tình trạng di cư tự do ồ ạt vào Mường Nhé vẫn diễn biến phức tạp. 1 lần nữa, UBND tỉnh Điện Biên lại triển khai kế hoạch 420 vào tháng 3 năm 2017 nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng di cư tự do và nạn phá rừng trong đồng bào dân tộc, đồng thời tiếp tục vận động, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư theo Đề án 79 của Chính phủ.

Ngay sau kế hoạch 420 được phê duyệt thực hiện, gần 500 cán bộ bao gồm lực lượng công an, quân đội được tăng cường vào huyện Mường Nhé. 7 tổ công tác nhanh chóng được thành lập, trong đó 6 tổ trực tiếp xuống cơ sở phụ trách địa bàn 11 xã, 1 tổ thường trực tại trung tâm huyện. Trọng tâm được xác định địa bàn trọng điểm như Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé. Công việc quan trọng đầu tiên là xác định số dân di cư mới vào huyện và tuyên truyền cho người dân về việc bảo vệ rừng. Thiếu tướng Sùng A Hồng, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cho biết : "Triển khai kế hoạch, chúng tôi đã triển khai xuống địa bàn, thực hiện tuyên truyền quyết tâm thực hiện có hiệu quả nhất. sao cho đề án thực sự giải quyết được vấn nạn di cư và phá rừng".

Trở ngại đầu tiên khi thực hiện kế hoạch 420 chính là sự bất hợp tác của người dân khi 1 số đối tượng xấu lợi dụng tình hình để kịch động bà con phá rừng làm nương và không nghe theo chính quyền. Tuy nhiên, với sự quyết tâm cao, đồng thời là áp dụng biện pháp xử lý nghiêm các đối tượng chống đối, tuyên truyền cho bà con hiểu chính sách của nhà nước là ổn định đời sống cho chính họ, từ đó nhiều người cũng hiểu ra vấn đề.  "Trong khi thực hiện kế hoạch 420 thì chúng tôi cũng có sự đồng thuận của chính quyền, cũng tuyên truyền đến từng bà con, từng thôn bản. Ban đầu thì kết quả không khả quan nhưng sau dần thì họ nghe cũng hiểu và cũng chấp hành theo chính sách của nhà nước"Trung tá Nguyễn Đình Quân, Phó Trưởng Công an huyện Mường Nhé cho biết.

Sau một năm thực hiện, kế hoạch 420 của UBND tỉnh Điện Biên được xem như tấm lá chắn hữu hiệu và kịp thời lấy lại sự bình yên cho những cánh rừng nơi đây. Tính đến thời điểm hiện tại, 100% các bản, cụm dân cư của huyện Mường Nhé đã ký cam kết không di cư tự do, không phá rừng trái phép, không bán rừng, không giao rừng cho những người mới di cư đến. Riêng bản Cà Là Pá, xã Leng Su Sìn, xã Chung Chải là địa bàn phức tạp nhất về tình trạng phá rừng và di cư tự do cũng được tổ công tác tăng cường cơ sở họp đến 5 lần. Ông Vừ Phá Chí, Trưởng bản Si Ma 2, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé cho biết : "Lực lượng công an cũng đến tuyên truyền cho bà con tránh tình trạng di cư tự do, và bảo vệ rừng để sau này mình còn sử dụng rừng. Chúng tôi cũng cùng với công an tuyên truyền như vậy thì bà con cũng hiểu ra và đã chấp hành kí cam kết".

Còn ông Sùng Páo Ly, chủ tịch UBND xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên nói: "Chúng tôi cũng tuyên truyền người dân, tuy nhiên do tập quán của người Mông thì qua tuyên truyền, lực lượng vào cuộc ngăn chặn phá rừng thì tổ 420 cũng phối hợp lực lượng của xã tiến hành xuống bản họp dân, phát tờ rơi, hiểu biết, từ đó dân cũng nhận thức được".

Qua rà soát hơn 71.000 ha rừng ở Mường Nhé, lực lượng chức năng thống kê có 615 điểm rừng bị phá với diện tích bị phá gần 3.300 ha. Từ đầu năm 2017 đến tháng 3/2018, các tổ công tác đã phát hiện 87 vụ phá rừng; khởi tố 15 vụ, 16 bị can; xử lý hành chính 69 vụ, 89 trường hợp; còn 3 vụ đang điều tra, xử lý. Tuy nhiên, điều đáng nói là từ đầu năm 2018 đến nay, không phát hiện được trường hợp nào phá rừng mới, không có trường hợp nào tiếp tục di cư ngoài kế hoạch vào huyện Mường Nhé. Điều này có nghĩa, nạn di cư tự do vào Mường Nhé đến nay đã được chấm dứt hoàn toàn, và những hộ mới di cư đến cũng được vận động trở về quê cũ. Vấn đề còn lại duy nhất chỉ là làm thế nào để sắp xếp ổn định số hộ đã di cư đến Mường Nhé từ nhiều năm trước.

Để thực hiện điều này, các tổ công tác đã thống kê và tiến hành cấp sổ hộ khẩu cho trên 670 hộ, gần 4.000 khẩu đủ điều kiện. Bên cạnh đó, các diện tích đất lâm nghiệp cũng đã được rà soát phân loại điều chỉnh quy hoạch rõ 3 loại rừng, giao gần 69 ha rừng cho các địa phương quản lý theo kế hoạch số 388 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên. Ông Thào A Dế, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên khẳng định : "Hiện nay người dân cũng hiểu đc bảo vệ rừng, cho đến nay ko có vụ phá rừng, còn di cư thì không còn. Qua tuyên truyền thì người dân cũng nhận thức được vấn đề, khi không còn di cư, không còn phá rừng thì như vậy thì đảm bảo đc ANTT".

Rõ ràng việc tuyên truyền cho người dân không di cư tự do, không phá rừng không phải một sớm một chiều mà cần có những chính sách, biện pháp phù hợp. Chỉ khi người dân hiểu, đồng tình và chấp hành chủ trương của nhà nước thì khi đó mới không còn tình trạng chống đối và họ sẽ là lực lượng tham gia cùng Công an và chính quyền trong việc giữ gìn ANTT ở cơ sở./.

Nguyễn Huệ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

THƯỢNG ÚY- NHÀ VĂN PHAN ĐỨC LỘC: TÔI KIÊN TRÌ VỚI LÝ TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÌNH

THƯỢNG ÚY- NHÀ VĂN PHAN ĐỨC LỘC: TÔI KIÊN TRÌ VỚI LÝ TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÌNH

(ANTV) - 26 tuổi trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam; từng là đại biểu dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam năm 2020, đại biểu tham dự Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10, năm 2022; Phan Đức Lộc nổi tiếng trong làng văn chương bởi sức viết và tài năng thiên bẩm của một cây bút trẻ. Cho đến nay, anh đã có khoảng 500 tác phẩm thơ, truyện ngắn, tản văn, lý luận phê bình văn học, bài báo đăng tải trên các báo và tạp chí; 9 đầu sách là các tập truyện ngắn, tập tản văn... được in riêng. Đặc biệt, Phan Đức Lộc là nhà văn trẻ hiếm hoi khi có tới 2 hai tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 từ năm học 2024-2025. Tuy nhiên, ít người biết nhà văn Phan Đức Lộc mang quân hàm Thượng uý. Anh là cán bộ công an thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(ANTV) - Là đơn vị vinh dự được trực tiếp bảo vệ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các chuyến công tác tại địa phương và nước ngoài; trong các hoạt động, sự kiện quan trọng của đất nước; bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ nén đau thương, với tấm lòng tri ân, thành kính đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ Quốc tang.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

(ANTV) - Trong lực lượng Cảnh vệ, cùng với sĩ quan bảo vệ tiếp cận, còn có 02 đơn vị vinh dự, may mắn được làm việc và thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là Trung đoàn 600 và Phòng Bảo vệ Trụ sở Trung ương Đảng và Quốc hội - 02 đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư. Với những CBCS công tác tại 2 đơn vị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với CBCS lực lượng Cảnh vệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với CBCS lực lượng Cảnh vệ

(ANTV) - Trong những ngày cả nước tiếc thương trước sự ra đi của người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đốt lò vĩ đại - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động nén đau thương, với tấm lòng tri ân thành kính, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cao cả, đáp lại tình cảm và sự quan tâm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho đơn vị.

Từ 1/1/2025, giấy phép lái xe có 12 điểm, nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm

Từ 1/1/2025, giấy phép lái xe có 12 điểm, nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm

(ANTV) - Theo quy định mới của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, từ ngày 1/1/2025, sẽ trừ điểm trên giấy phép lái xe của người vi phạm. Với thang 12 điểm, mỗi lần lái xe vi phạm luật, số điểm này sẽ bị trừ tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Điểm trừ sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết. Trường hợp giấy phép lái xe khi bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo loại giấy phép lái xe đó. PV Như Quỳnh có cuộc trao đổi với Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh - Phó Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an.

Xem thêm