
Trong đợt kiểm tra một số cơ sở sản xuất nước uống đóng bình ở thành phố Biên Hòa, tổ công tác liên ngành của Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Đồng Nai và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã phát hiện nhiều sai phạm. Tại Công ty TNHH thương mại - dịch vụ và sản xuất Hưng Gia Phát (ở số 122/32, đường Hoàng Minh Chánh, xã Hóa An, thành phố Biên Hòa), lực lượng liên ngành xác định công ty sản xuất 800 lít nước uống/ngày. Thời điểm kiểm tra công ty còn 150 bình thành phẩm loại 20 lít và hàng trăm chai nước uống đóng sẵn, nhưng bình nước thành phẩm để dưới nền nhà. Mặc dù nhân viên công ty được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng khi sản xuất nước không mang khẩu trang, không mặc đồng phục… Tại cơ sở sản xuất nước uống đóng chai Công Hoan (tổ 13, ấp Bình Hóa, xã Hóa An do ông Phan Văn Hoan làm chủ), cơ quan chức năng phát hiện 120 bình thành phẩm loại 20 lít để dưới nền nhà, bình không đề ngày sản xuất và hạn sử dụng. Khu vực sang chiết có dấu hiệu không hoạt động, nền nhà nhếch nhác, bụi bám dày, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đèn chiếu sáng, đèn cực tím không hoạt động. Làm việc với đoàn kiểm tra, chủ cơ sở chưa xuất trình được phiếu kiểm nghiệm nguồn nước, giấy khám sức khỏe của công nhân và giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm. Lý giải về nguyên nhân chưa quan tâm đầy đủ công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ cơ sở viện lý do sản xuất còn ít, giá bán rẻ, mỗi bình nước bán ra thị trường có 7 nghìn đồng nên còn thiếu sót nhiều thứ. Tương tự, kiểm tra Công ty TNHH một thành viên Cảnh Hường (ở khu phố 3, phường Trảng Dài), cơ quan chức năng phát hiện 200 bình nước thành phẩm loại bình 21 lít không ghi ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng; nhiều bình để dưới nền nhà; công ty không có khu vực súc rửa và tiệt trùng chai, bình đựng sản phẩm; nhiều vỏ bình cũ được tận dụng đổ nước vào rồi đưa đi tiêu thụ. Công ty không sử dụng chất tẩy, rửa theo quy định để làm sạch bình mà chỉ tráng bình qua loa rồi đổ nước vào. Gần khu vực sản xuất nước uống, chủ cơ sở còn tận dụng nuôi nhốt chim bồ câu, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ cơ sở chưa cung cấp được giấy phép kinh doanh và các thủ tục, điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. "Giá bán mỗi bình nước của bọn em chỉ có 6 ngàn đồng, làm rồi trừ chi phí thì lời không đáng bao nhiêu, cái này coi như lấy công làm lời thôi", ông Nguyễn Xuân Cảnh, đại diện Công ty TNHH một thành viên Cảnh Hường lý giải.
Đại úy Bùi Trường Sơn, Phó đội trưởng Đội An toàn vệ sinh thực phẩm, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết: "kết quả kiểm tra cho thấy hầu hết cơ sở sản xuất nước uống đóng bình đều có đủ thủ tục pháp lý về an toàn thực phẩm, nhân viên được tập huấn, nhận thức được pháp luật về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, một số cơ sở vì lợi nhuận đã không đầu tư theo quy trình được quy định. Ngoài cắt giảm các trang thiết bị, các khâu súc rửa, tẩy trùng bình đựng, một số cơ sở không có thiết bị phòng chống côn trùng, khử trùng vỏ bình theo đúng quy định".
Có một thực tế dễ nhận thấy là cả người trực tiếp cung ứng sản phẩm đến người sử dụng đều không biết nước trong bình có thực sự sạch hay không; không biết cơ sở sản xuất có làm đúng quy trình, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn như đã công bố; không cần biết cơ sở sản xuất ở đâu mà chỉ tin tưởng vào lương tâm, trách nhiệm của nhà sản xuất và các cơ quan quản lý. Ngoài ra, việc kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất nước uống đóng bình vẫn còn nhiều thiếu sót. Định kỳ trong năm, những cơ sở sản xuất nước uống đóng bình tự đưa nước thành phẩm đến cơ quan chức năng kiểm nghiệm các tiêu chuẩn, chất lượng đã công bố, đăng ký. Với cách thức sản xuất, bảo quản nước như một số cơ sở ít có uy tín trong thời gian qua, ai dám tin chắc nước thành phẩm do họ sản xuất ra sẽ được đưa đi kiểm nghiệm, hay lại lấy nước của các thương hiệu có uy tín để kiểm nghiệm.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh nước uống bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ nhà sản xuất có uy tín, ngoài việc tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm của nhiều cơ quan, ban, ngành, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, xử lý các cơ sở vi phạm tại địa phương mình nhằm nâng cao nhận thức chấp hành quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc tăng cường quản lý nhà nước là điều rất cần thiết và quan trọng trong việc quản lý mặt hàng thiết yếu này.
Hà Phương
(ANTV) - Sự kiện một đường dây sản xuất sữa bột giả với 573 nhãn hiệu sữa bột hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận bị lực lượng công an triệt phá, rồi sữa giả xuất hiện trong hệ thống cung cấp sữa của một số bệnh viện đầu ngành bị phát hiện gần đây đang khiến dư luận lo lắng về chất lượng thực phẩm, bày tỏ lo ngại về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua những vụ việc này đã bộc lộ không ít bất cập trong việc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được quyền “tự công bố chất lượng sản phẩm”.
(ANTV) - Từ ngày 01/3/2025, Công an tỉnh Lâm Đồng chính thức đảm nhận thêm nhiều nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn mới, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình kiện toàn tổ chức, nâng cao yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự. Phóng viên Phát thanh Công an nhân dân có cuộc phỏng vấn Đại tá Lê Hồng Phong, Phó Giám đốc Công an tỉnh về nội dung này.
(ANTV) - Công an tỉnh Lâm Đồng đã chính thức tiếp nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh hàng không tại Cảng hàng không Quốc tế Liên Khương. Đây là dấu mốc quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh, an toàn hàng không dân dụng, góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội tại khu vực cửa ngõ hàng không lớn nhất của tỉnh.
(ANTV) - Thực hiện Đề án 25 và Kế hoạch 282 của Đảng ủy Công an Trung ương, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức sắp xếp bộ máy, điều động lực lượng về cơ sở. Việc đưa công an chính quy về xã đã phát huy hiệu quả trong bảo đảm an ninh trật tự, góp phần giữ bình yên thôn bản.
(ANTV) - Những ngày gần đây, sự kiện cơ quan công an triệt phá một đường dây sản xuất sữa bột giả với 573 nhãn hiệu sữa bột hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận khiến dư luận lo lắng về chất lượng thực phẩm, bày tỏ lo ngại về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Chương trình Tiêu điểm ANTT hôm nay, với sự đồng hành của Luật sư Phạm Văn Thảo- GĐ Công ty Luật Hưng Thịnh Việt Nam chúng tôi sẽ bàn luận về nội dung này.
(ANTV) - Luật Đất đai 2024 luật gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.Bộ luật được đánh giá có nhiều điểm mới quan trọng về chính sách quản lý đất đai, thu hồi, trưng dụng đất để thực hiện các dự án vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
(ANTV) - Nhằm tôn vinh truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, Bộ Công an phát động Cuộc vận động sáng tác truyện ngắn và ký với chủ đề “Công an nhân dân - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.
(ANTV) - Những năm gần đây, lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế và sự phát triển của công nghệ thông tin, tội phạm ma túy có yếu tố nước ngoài gia tăng hoạt động tại Việt Nam với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự.
(ANTV) - Quy trình đăng ký xe tại Công an xã Hà Hồi không chỉ được triển khai bài bản mà còn được thiết kế với mục tiêu rõ ràng: rút ngắn thời gian xử lý, giảm thiểu thủ tục rườm rà và đặt trải nghiệm của người dân làm trung tâm.
(ANTV) - Trong bối cảnh tình hình an ninh trật tự ngày càng phức tạp, việc phát triển lực lượng an ninh cơ sở đóng vai trò quan trọng trong công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tại phường Trung Văn, Hà Nội, công tác này đã và đang được triển khai mạnh mẽ, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho người dân.