Thứ Bảy, 17/05/2025 16:13 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điều tra theo thư bạn đọc

Kỳ 1: Ngang nhiên lấn chiếm đất rừng

“Sốt đất” là cụm từ dùng để hình dung về tình hình buôn bán bất động sản ở huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) hiện nay. Biển giao bán đất nền, đất công, đất dự án lan tràn khắp nơi, từ thị trấn Dương Đông trung tâm huyện đến xã cực Bắc của đảo là Gành Dầu hay thị trấn An Thới phía nam đảo. Cùng với đó là những vạt rừng bị đốt, những thửa đất trong vành đai rừng phòng hộ bị san lấp trái phép dọc theo 2 tuyến đường trục chính đi nam và và bắc đảo. Vì sao đất rừng, đất nhà nước quản lý bị lấn chiếm ngang nhiên như vậy? Trách nhiệm của chính quyền và cơ quan quản lý bảo vệ rừng ở đâu?

Cách thị trấn Dương Đông, trung tâm huyện Phú Quốc khoảng 7km, xã Cửa Dương hiện đang là một trong 3 điểm nóng về các phức tạp liên quan đến đất đai. Riêng quý 1/2018, trên địa bàn xã đã xảy ra 3 vụ người dân thuê hàng chục đối tượng côn đồ tham gia giải quyết tranh chấp đất đai. Bên cạnh đó là tình trạng bao chiếm, lấn chiếm đất rừng phòng hộ trái phép; hiện nay vụ việc nổi nhất của xã Cửa Dương là 2,5 rừng phòng hộ ở khu đồng cây sau thuộc ấp Ông Lang đã bị người dân lấn chiếm, phá rừng nhằm san nền bán đất. Tài nguyên rừng ở Phú Quốc đang bị xâm chiếm, nhưng chính UBND các xã, thị trấn- cơ quan quản lý nhà nước lại dường như bó tay với các vụ bao chiếm, lấn chiếm đất rừng trên địa bàn của mình. Chủ tịch UBND xã Cửa Dương, ông Trần Văn Việt bày tỏ: “Năm 2017 và quý 1/2018 thì ở xã có 2 vụ mà nó kéo dài mà mình chưa có giải quyết vì do đối tượng hiện nay là nó mua bán sang tay, chuyển nhượng qua nhiều người nên mình khó thu thập đối tượng để xử lý. Hiện nay thì ngoài vụ ở đồng cây sau thì sau khi có mốc ranh giới rừng quốc gia thì có một số đối tượng đến để mà phát dọn lấn chiếm đất nhà nước quản lý, xã đang xử lý 8 trường hợp. Cái khó là mình xử lý cái này là phạt hành chính, lấn chiếm đất rừng giờ chỉ phạt hành chính 2 triệu thôi, phạt nhẹ do đó không có đủ sức răn đe”.

Những mảnh đất được đội giá cả chục lần trong một thời gian ngắn (Ảnh: KP)

Nằm ở phía bắc đảo, xã Gành Dầu hiện đang là một điểm đầu tư lý tưởng của các đầu nậu bất động sản, nhất là khi có quy hoạch dự án Casino được chuyển về xây dựng tại địa bàn xã. Người ta đua nhau về đây mua đất nền, đất công và cũng đua nhau lấn chiếm trái phép đất rừng, đất nhà nước quản lý. Ông Phạm Huy Kiệt- Phó Chủ tịch UBND xã Gành Dầu cho biết, từ năm 2016 đến nay xã đã lập hồ sơ 24 trường hợp bao chiếm, lấn chiếm đất trái phép. Mới đây nhất, ngày 19/3/2018, lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Phú Quốc và chính quyền xã đã phát hiện, xử lý vụ người dân địa phương phá rừng thuộc đơn vị quản lý:

“Giá đất tăng thì người dân cũng bao chiếm nhiều, nhất là lợi dụng ranh giới rừng theo cái quy hoạch theo 633 nó chưa được triển khai, nhất là chưa rõ có phải đất do xã quản lý hay vườn quố gia quản lý, rồi cũng do lực lượng của xã mỏng nên nhiều đối tượng liền lợi dụng tiến hành bao chiếm”, ông Kiệt nói.

Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Phú Quốc, ông Huỳnh Long Hải cho biết sau khi có quyết định 633 của Thủ tướng chính phủ về quy hoạch phát triển đảo Phú Quốc, diện tích rừng phòng hộ của Phú Quốc còn khoảng 6800 hecta. Tuy nhiên hiện nay rừng phòng hộ đang bị người dân địa phương bao chiếm, lấn chiếm nhiều, chỉ trong quý 1/2018 đã xảy ra 16 vụ lấn chiếm đất rừng; các vụ xâm hại tài nguyên rừng diễn ra chủ yếu ở khu vực xung quanh các dự án đầu tư phát triển lớn của huyện đảo: “Người địa phương lấn chiếm rừng phòng hộ rồi bán cho người mua từ nơi khác. Họ thuê dân bao phạt cây rừng, rồi giăng dây đóng cọc trong phần diện tích rừng phòng hộ, trồng cây. Việc mua bán đất này chỉ làm giấy viết tay không ra chính quyền. Phần nhiều là mua bán trái phép đất do nhà nước quản lý, tức là đất tách ra khỏi rừng phòng hộ...”

Vì sao việc bao chiếm, lấn chiếm đất rừng, đất nhà nước quản lý ở Phú Quốc thời gian gần đây xảy ra nhiều? Chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập vấn đề này.

K.Phương

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Bịt lỗ hổng tự công bố chất lượng trong quản lý thực phẩm, không để thực phẩm, sữa giả làm hại người tiêu dùng

Bịt lỗ hổng tự công bố chất lượng trong quản lý thực phẩm, không để thực phẩm, sữa giả làm hại người tiêu dùng

Tiêu điểm ANTT 09/05/2025

(ANTV) - Sự kiện một đường dây sản xuất sữa bột giả với 573 nhãn hiệu sữa bột hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận bị lực lượng công an triệt phá, rồi sữa giả xuất hiện trong hệ thống cung cấp sữa của một số bệnh viện đầu ngành bị phát hiện gần đây đang khiến dư luận lo lắng về chất lượng thực phẩm, bày tỏ lo ngại về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua những vụ việc này đã bộc lộ không ít bất cập trong việc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được quyền “tự công bố chất lượng sản phẩm”.

Công an Lâm Đồng: Chủ động bứt phá trong nhiệm vụ mới

Công an Lâm Đồng: Chủ động bứt phá trong nhiệm vụ mới

(ANTV) - Từ ngày 01/3/2025, Công an tỉnh Lâm Đồng chính thức đảm nhận thêm nhiều nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn mới, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình kiện toàn tổ chức, nâng cao yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự. Phóng viên Phát thanh Công an nhân dân có cuộc phỏng vấn Đại tá Lê Hồng Phong, Phó Giám đốc Công an tỉnh về nội dung này.

Giữ vững an ninh Cảng Liên Khương: Quyết tâm mới của Công an tỉnh Lâm Đồng

Giữ vững an ninh Cảng Liên Khương: Quyết tâm mới của Công an tỉnh Lâm Đồng

(ANTV) - Công an tỉnh Lâm Đồng đã chính thức tiếp nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh hàng không tại Cảng hàng không Quốc tế Liên Khương. Đây là dấu mốc quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh, an toàn hàng không dân dụng, góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội tại khu vực cửa ngõ hàng không lớn nhất của tỉnh.

Khi bản làng bình yên

Khi bản làng bình yên

(ANTV) - Thực hiện Đề án 25 và Kế hoạch 282 của Đảng ủy Công an Trung ương, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức sắp xếp bộ máy, điều động lực lượng về cơ sở. Việc đưa công an chính quy về xã đã phát huy hiệu quả trong bảo đảm an ninh trật tự, góp phần giữ bình yên thôn bản.

Từ vụ triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả với hơn 570 chủng loại và vấn đề quản lý chất lượng hàng hoá trên thương mại điện tử

Từ vụ triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả với hơn 570 chủng loại và vấn đề quản lý chất lượng hàng hoá trên thương mại điện tử

Tiêu điểm ANTT 18/04/2025

(ANTV) - Những ngày gần đây, sự kiện cơ quan công an triệt phá một đường dây sản xuất sữa bột giả với 573 nhãn hiệu sữa bột hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận khiến dư luận lo lắng về chất lượng thực phẩm, bày tỏ lo ngại về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Chương trình Tiêu điểm ANTT hôm nay, với sự đồng hành của Luật sư Phạm Văn Thảo- GĐ Công ty Luật Hưng Thịnh Việt Nam chúng tôi sẽ bàn luận về nội dung này.

Quy định về cấp sổ đỏ theo luật đất đai 2024

Quy định về cấp sổ đỏ theo luật đất đai 2024

(ANTV) - Luật Đất đai 2024 luật gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.Bộ luật được đánh giá có nhiều điểm mới quan trọng về chính sách quản lý đất đai, thu hồi, trưng dụng đất để thực hiện các dự án vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển lực lượng bảo vệ ANTT cơ sở tại phường Trung Văn: Nâng cao hiệu quả bảo đảm trật tự an toàn xã hội

Phát triển lực lượng bảo vệ ANTT cơ sở tại phường Trung Văn: Nâng cao hiệu quả bảo đảm trật tự an toàn xã hội

(ANTV) - Trong bối cảnh tình hình an ninh trật tự ngày càng phức tạp, việc phát triển lực lượng an ninh cơ sở đóng vai trò quan trọng trong công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tại phường Trung Văn, Hà Nội, công tác này đã và đang được triển khai mạnh mẽ, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho người dân.

Xem thêm