Thứ Tư, 02/04/2025 01:55 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điều tra theo thư bạn đọc

Kỳ 2: Vì sao tình trạng lấn chiếm đất rừng ở Phú Quốc gia tăng?

Sau khi có thông tin Phú Quốc sẽ trở thành Đặc khu Hành chính - Kinh tế đặc biệt, Casino Phú Quốc sắp đưa vào hoạt động và có nhiều tập đoàn kinh tế lớn sẽ đầu tư vào đây… giá đất ở huyện đảo đã bước vào cơn sốt. Từ cuối năm 2017 đến nay, giá đất ở nhiều khu vực của đảo ngọc này đã tăng hàng chục lần; chưa bao giờ việc mua bán đất lại diễn ra sôi động và dễ dàng đến thế. Một lô đất trong vòng một năm đã được mua bán trao tay mấy chục lần, và dĩ nhiên, giá của nó cũng tăng mấy chục lần so với giá ban đầu. Tùy vào mỗi tuyến đường ở thị trấn Dương Đông, vị trí đất thuận lợi cho việc kinh doanh, xây dựng nhà hàng, khách sạn… có giá rao bán khoảng 50 tỷ đồng/1.000 m². Theo ông Trần Văn Việt- Chủ tịch UBND xã Cửa Dương, khu vực tuyến đường chính của xã, nếu vào đầu năm 2017, một công đất (= 1000m2) được người địa phương rao bán với giá từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì nay nó được bán sang tay với giá 10-12 tỷ đồng. Cùng với cơn sốt đất dự án, giá đất nền ở các khu dân cư, khu tái định cư của đảo cũng tăng cả chục lần, ví dụ một lô đất nền với diện tích 100-120m2 trong khu tái định cư Suối lớn ở xã Dương Tơ dành cho những người dân xã đảo Hòn Thơm phải di dời cách đây một năm được bán với giá hơn 200 triệu đồng thì vào những ngày đầu tháng 4/2018, lô đất nền đó được rao bán hơn 2 tỷ đồng.

Biển giao bán đất ở khắp nơi 

Thị trường bất động sản tăng chóng mặt như vậy cũng khiến chính người dân Phú Quốc bị sốc, một người dân ở đây cho biết: "ngày xưa đất này bán rẻ như bèo cho vậy, khi bán một công là có khi được hơn công đất, giờ sốt đất như vậy rồi đo ra rồi tranh chấp các kiểu…".

Giá đất tăng phi mã hàng ngày, tăng theo cấp tiền tỉ chính là nguyên nhân khiến tình trạng bao chiếm, lấn chiếm đất nhà nước quản lý, đất rừng phòng hộ ở Phú Quốc xảy ra nhiều từ cuối năm 2017 đến nay. Người khắp nơi đổ xô đến huyện đảo mua bán đất dù không rõ nguồn gốc đất; người dân địa phương thì đua nhau bao chiếm, lấn chiếm đất rừng phòng hộ, đất nông nghiệp do nhà nước quản lý. Trong khi đó, chính quyền địa phương dường như lại bó tay, không kiểm soát được; nhiều trường hợp cả hec ta rừng phòng hộ bị phá xong thì chính quyền mới biết. Vụ việc 2,5 hecta rừng phòng hộ ở ấp Ông Lang, xã Cửa Dương bị xâm chiếm vừa qua là ví dụ.

“Ở Phú Quốc thời gian gần đây giá đất tăng rất là nhanh cho nên tình hình bao chiếm, lấn chiếm đất rừng , đất nhà nước quản lý hết sức là phức tạp. Vừa qua thì sau vụ việc một số đối tượng đến lấn chiếm đất rừng phòng hộ, UBND huyện có chỉ đạo và xã cũng thành lập đoàn công tác đến kiểm tra xử lý vụ lấn chiếm đất ở ấp đồng cây sau- đây là diện tích rừng phòng hộ chuyển giao cho xã quản lý. Hiện nay thì xã đã lập hồ sơ xử lý 2 đối tượng lấn chiếm đất...”, Ông Trần Văn Việt- Chủ tịch UBND xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc nói:

Còn ông Phạm Hữu Kiệt- Phó Chủ tịch UBND xã Gành Dầu- cũng là một điểm nóng về tình trạng bao chiếm, lấn chiếm đất rừng, đất nhà nước quản lý thì lý giải những khó khăn của chính quyền xã trong việc ngăn chặn xử lý các vụ bao chiếm, lấn chiếm đất trái phép: “Cái việc bao chiếm là đất rừng rất là phức tạp, do hồ sơ xử lý theo quy định 102 cũng như các quy định pháp luật còn nhiều bất cập từ quy trình xử lý , đến bước chuẩn bị cưỡng chế lại phát hiện hồ sơ sai nên việc ngăn chặn, răn đe ngay từ đầu còn hạn chế và các đối tượng lợi dụng để bao chiếm đất rừng. Mà xã cán bộ địa chính chỉ có 2 người, việc khắc phục cũng khó...”.

Ông Phạm Hữu Kiệt (trái) làm việc với phóng viên

Lực lượng mỏng, khó kiểm soát địa bàn cũng như khó trong phát hiện xử lý các hành vi bao chiếm, lấn chiếm đất rừng, đất nhà nước quản lý là lời giải trình của chính quyền các xã, thị trấn. Ngay với lực lượng kiểm lâm- lực lượng chức năng quản lý bảo vệ rừng, nhân lực mỏng cũng là một hạn chế bởi một kiểm lâm địa bàn đang phải quản lý 1.000 ha rừng, còn 1 kiểm lâm của vườn quốc gia Phú quốc quản lý 500 ha rừng... Trao đổi về tình trạng bao chiếm, mua bán trái phép đất rừng ở địa phương thời gian gần đây, Thượng tá Trần Văn Dũng- Phó trưởng Công an huyện cho biết: “Liên quan đến bao chiếm đất rừng và mua bán đất rừng thì cái này nói về chức năng trách nhiệm chung thì lực lượng công an cũng có một phần trách nhiệm ở đây, là phải chỉ đạo lực lượng công an xã, các đội có liên quan phối hợp với kiểm lâm nắm tình hình. Nếu có vi phạm về bao chiếm đất rừng , huỷ hoại rừng thì phải xử lý ngay. Tuy nhiên thời gian qua thì những vụ việc huỷ hoại rừng có xảy ra nhưng có dấu hiệu tội phạm để xử lý theo tố tụng hình sự thì ít. Chủ yếu xảy ra việc bao chiếm hành lang vườn quốc gia, rồi hành lang bao quanh rừng, theo quyết định 633 của Thủ tướng thì không còn là rừng nữa nhưng chưa có quyết định thu hồi của UBND tỉnh nên vẫn là rừng phòng hộ”.

Đất rừng phòng hộ bị san lấp trái phép

Theo Quyết định 633 của Thủ tướng Chính phủ, một phần diện tích rừng phòng hộ ở Phú Quốc sẽ được chuyển đổi sang đất phục vụ kinh tế xã hội và giao cho các xã, thị trấn quản lý. Tuy nhiên, với số đất trong diện chuyển đổi này, nhiều khu vực UBND tỉnh chưa có quyết định thu hồi đất rừng từ Ban quản lý rừng phòng hộ. Nhưng, trước cơn sốt đất chóng mặt vừa qua, người dân địa phương đã bao chiếm, lấn chiếm đất rừng trái phép để bán cho các nhà đầu tư từ nơi khác đến với giá tiền tỉ. Các giao dịch mua bán đất bao chiếm đều thực hiện bằng giấy viết tay, có khi sang tên đổi chủ nhiều lần mà không qua UBND xã hay thị trấn để - cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp ở địa phương. Bởi vậy đã xảy ra tình trạng, tài nguyên rừng bị xâm chiếm và nhà đầu tư có nguy cơ trắng tay khi mua phải đất rừng bị bao chiếm trái phép.

K.Phương

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Giữ lửa hy vọng giữa những phận đời lầm lỡ

Giữ lửa hy vọng giữa những phận đời lầm lỡ

(ANTV) - Những người thầy trong Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, đóng trên địa bàn xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, vẫn ngày đêm lặng lẽ vượt lên mọi khó khăn, giúp bao mảnh đời lầm lỡ chót xà vào ma túy. Với họ, khi một học viên ra khỏi trung tâm, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội, đó chính là những bông hoa tri ân cho công việc thầm lặng của mình.

Đại úy Nguyễn Thế Anh- Niềm tự hào của những sỹ quan công an làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Đại úy Nguyễn Thế Anh- Niềm tự hào của những sỹ quan công an làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

(ANTV) - Ngày 19/6/2024, Đại úy Nguyễn Thế Anh cùng 2 thành viên thuộc tổ công tác số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNMISS ở Nam Sudan. Gần 6 tháng sau, ngày 5/12, Đại úy Thế Anh chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng nhóm của đơn vị Trung tâm Tác chiến khẩn cấp và Hỗ trợ cơ sở dữ liệu 112 tại Phái bộ UNMISS. Việc Thế Anh trúng tuyển vào vị trí Trưởng nhóm đã khẳng định năng lực vượt trội của các sĩ quan công an Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình, trong việc hỗ trợ Nam Sudan xây dựng một hệ thống ứng phó khẩn cấp đáng tin cậy. Từ Nam Sudan, Đại úy Nguyễn Thế Anh đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình trong những ngày đầu tiên của năm mới.

Thể thao CAND khẳng định vị thế và tầm vóc mới

Thể thao CAND khẳng định vị thế và tầm vóc mới

(ANTV) - Trong năm 2024, các hoạt động thể thao Công an nhân dân đã diễn ra sôi nổi, đặc sắc và ấn tượng, với nhiều sự kiện quan trọng, ý nghĩa, góp phần làm phong phú và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho lực lượng cán bộ, chiến sĩ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đạt được, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ Thượng tá Nguyễn Xuân Hải, Phó Trưởng phòng Phòng Thể dục Thể thao, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Công an nhân dân.

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

(ANTV) - Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, đây lại là địa bàn phức tạp về ma tuý với số người nghiện đông; một số thôn, xã từng tái diễn tình trạng trồng cây phuốc phiện và là nơi tập trung của đối tượng ma tuý. Trước thực trạng đó, Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đấu tranh mạnh với loại tội phạm này, góp phần chuyển hoá địa bàn.

Hoa đá

Hoa đá

(ANTV) - Trung tá - nhà văn Bùi Tuấn Minh hiện công tác tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1. Là cây viết thuộc lực lượng CAND nên tác phẩm của anh luôn thể hiện sự thấu hiểu sự hy sinh thầm lặng của đồng chí, đồng đội trên mặt trận phòng chống tội phạm. Câu chuyện truyền thanh " Hoa đá" do Thành Lê chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Bùi Tuấn Minh thể hiện rõ điều này. " Hoa đá" là 1 trong 17 truyện ngắn thuộc tập truyện " Đỉnh Kinh" của Bùi Tuấn Minh do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành cuối năm 2024.

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN  ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

(ANTV) - Sáng ngày 6/2/2023; một trận động đất có độ lớn 7,8 richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng bao gồm cả Syria. Đây là thảm họa khủng khiếp nhất trong vòng gần một thế kỷ qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Trước sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất, ngày 9/2, Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn công tác gồm 24 thành viên là những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tinh nhuệ nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân và hỗ trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam cử Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ quốc tế tại một khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.

Xem thêm