Thứ Sáu, 20/09/2024 04:47 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Tin tức nổi bật trên báo ra ngày hôm nay (31/8)

(ANTV) -Giải ngân đầu tư công chưa hết khó; Xuất khẩu hết đơn hàng lại lo đơn giá; Tăng lãi suất vay mua nhà ở xã hội: cân nhắc từ nhiều góc độ ... là tin tức nổi bật trên các số báo ra ngày hôm nay (31/8).

Giải ngân đầu tư công chưa hết khó

Trong 3 trụ cột tăng trưởng kinh tế là đầu tư công, tiêu dùng và xuất khẩu thì đầu tư công đang là vấn đề rất nóng khi còn tình trạng “có tiền nhưng không tiêu được” khiến cho tỷ lệ giải ngân thấp.

Còn gần 5 tháng là hết năm tài chính 2024, song việc giải ngân vốn đầu tư tại các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT mới xấp xỉ 1/3 kế hoạch.

Các khó khăn, vướng mắc tập trung chủ yếu ở các cơ chế, chính sách về giao vốn, trình tự, thủ tục thực hiện các dự án, công tác quy hoạch, nghiệm thu công trình. Tuy nhiên, khâu giải phóng mặt bằng vẫn là khó khăn nhất, định giá đất hiện đang gặp rất nhiều khó khăn và nhạy cảm.

Do vậy, các chuyên gia đề xuất cần phải đơn giản hóa quy trình, thủ tục, tập trung vào một đầu mối quyết định. Đồng thời, cần tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương và địa phương trong việc xác định giá đất, điều chỉnh quy hoạch.

Xuất khẩu hết đơn hàng lại lo đơn giá

Nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng xuất khẩu đến hết năm nay, thậm chí quý I/2025, nhưng phải đối mặt với mối lo đơn giá giảm trong bối cảnh chi phí tăng.

Chia sẻ với báo Người lao động, đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, do nhu cầu của thế giới vẫn thấp, người mua e ngại tồn kho nên đơn hàng của các doanh nghiệp bị giá giảm.

Dự báo từ nay tới cuối năm, nhu cầu tại các thị trường tiêu thụ chính chưa thể cải thiện. Chưa kể, kế hoạch cắt giảm lãi suất của các thị trường nhập khẩu lớn hiện chưa rõ rang. Còn quốc gia xuất khẩu cạnh tranh thì dự kiến phá giá đồng tiền khoảng 15%-20% để giành lại thị phần, khiến Việt Nam gặp áp lực về đơn giá.

Trước tình hình này, nhiều chuyên gia khuyến cao, các doanh nghiệp nên tập trung sản xuất mặt hàng kỹ thuật khó, đơn hàng nhỏ nhưng giá trị gia tăng cao, thay vì tập trung vào mặt hàng phổ thông giá rẻ.

Tăng lãi suất vay mua nhà ở xã hội: cân nhắc từ nhiều góc độ

Từ 1/8/2024, lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, tăng từ 4,8%/năm lên mức 6,6%/năm. Liên quan đến vấn đề này báo Công an nhân dân có bài “Tăng lãi suất vay mua nhà ở xã hội: Cân nhắc từ nhiều góc độ”.

Với những người thu nhập thấp, chi tiêu luôn trong tình trạng co kéo để đủ cho cuộc sống, thì việc lãi suất tăng, thực sự là thêm gánh nặng. Không phải chỉ người vay mua nhà lo, các doanh nghiệp cũng đã có văn bản đề nghị rà soát lại các quy định về vay vốn ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội. Bởi mức vay của chủ đầu tư bằng 120% lãi suất cho vay đối với đối tượng vay vốn trong từng thời kỳ.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia cho rằng, quy định về lãi suất cho vay đối với “hộ nghèo theo tiêu chuẩn hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ” ở mức 6,6%/năm là quá cao so với mặt bằng lãi suất tại các ngân hàng thương mại. Vì vậy, chính sách này cần nhìn nhận từ góc độ ổn định và dài hạn, với thời hạn vay lên đến 25 năm.

Tìm “thuốc chữa” cho dạy thêm, học thêm

Học thêm là nhu cầu có thật của học sinh tuy nhiên không dễ để kiểm soát được tiêu cực khi ‘mở cửa’ dạy thêm. Liên quan đến vấn đề này, báo Tuổi trẻ có bài : “Tìm 'thuốc chữa' cho dạy thêm, học thêm”.

Nguyên nhân gốc rễ của việc học thêm bao gồm áp lực từ các kỳ thi, mong muốn đạt điểm cao để vào trường đại học tốt và tâm lý "không muốn bị tụt hậu" so với bạn bè.

Theo nhiều chuyên gia, vấn nạn học thêm và dạy thêm không phải là một vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều và càng không thể cực đoan cấm đoán. Vì vậy, thay vì chỉ dựa vào kết quả của một vài kỳ thi quan trọng, hệ thống giáo dục nên áp dụng đánh giá liên tục và toàn diện suốt quá trình học tập một cách khác quan.

Điều đó giúp giảm áp lực thi cử mà còn đánh giá chính xác năng lực thực sự của học sinh, từ đó giảm nhu cầu học thêm để đạt điểm cao. Bên cạnh các giải pháp trên, cần có những quy định nghiêm ngặt về dạy thêm, đặc biệt đối với giáo viên công lập.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm